top of page

Cây vẩy ốc

1. Cây vẩy ốc là cây gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa cây vẩy ốc



Cây vẩy ốc có tên khoa học là Ficus Pumila, chúng còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây thằn lằn, cây vẩy ốc, cây trâu hổ,... Đây chính là một loại cây được các gia đình trồng nhằm mục đích trang trí nhà cửa và nhằm nhiều tác dụng khác.



Cây vẩy ốc có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, chúng rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm nên sinh trưởng rất tốt trong điều kiện khí hậu của Việt Nam. Cây vẩy ốc có thể leo tường và nhờ có bộ rễ cọc phát triển mạnh mẽ, cho ra nhiều lá xanh mát nên được người dân yêu thích.



Ý nghĩa phong thuỷ cây vẩy ốc

Ngoài những công dụng đặc biệt phía trên, cây vẩy ốc còn có ý nghĩa cho sự trường tồn, sự gắn kết, gắn bó của các thành viên trong gia đình.



Đặc điểm, phân loại cây vẩy ốc

Cây vẩy ốc là một loại cây dây leo, có chiều cao khoảng 3 - 5m. Thân của chúng có nhiều nhánh khác nhau. Lá của cây vẩy ốc có hình trái tim, chứa nhiều lông con. Chính vì đặc điểm của lá và cách cây sinh trưởng nên cây có nhiều tên khác nhau.

Ngoài ra, cây vẩy ốc được nhiều người lựa chọn vì màu sắc đẹp của lá. Loại cây này có nhiều màu lá khác nhau, cây con thì lá có màu hồng, chuyển trắng hoặc xanh khi về già. Hơn nữa chúng còn rất dễ chăm sóc nên được nhiều người lựa chọn trồng quanh nhà.


2. Tác dụng của cây vẩy ốc



Trang trí cho không gian nhà: Cây vẩy ốc bám tường được rất nhiều người ưa chuộng để cho leo lên các mảng tường nhà. Nó sẽ tạo nên không gian thoáng mát và thẩm mỹ rất cao cho nhà bạn đó.



Tác dụng đối với sức khoẻ

Điều trị đau nhức xương khớp: Nếu bạn sử dụng những trái của cây vẩy ốc rửa sạch, sau đó xay nhuyễn. Sau đó đem nấu với nước cho sôi, để nguội rồi lọc bỏ phần bả. Uống nước này mỗi ngày sẽ hỗ trợ cho việc điều trị xương khớp đấy.

Thanh nhiệt cơ thể: Bạn có thể đem quả của cây vẩy ốc rửa sạch, xay nhuyễn. Sau đó cho nước ấm vào để ép lấy nước cốt, phần nước này để một lúc sẽ tự đông thành khối. Khi ăn hoặc uống cùng với đường sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt vào những ngày nắng nóng bạn nhé.

Hỗ trợ điều trị liệt dương: Đây chính là một công dụng mà ít ai ngờ tới. Bạn có thể dùng lá hoặc cành của cây vẩy óc đem đi phơi khô rồi ngâm cùng rượu trắng và đậu đen. Ngâm khoảng 10 - 15 ngày là có thể lọc lấy nước uống để điều trị bệnh đấy.


3. Cách trồng và chăm sóc cây vẩy ốc


Cách trồng cây vẩy ốc tại nhà

Vốn dĩ cây vẩy ốc là loại cây dễ chăm sóc, có rễ cọc đâm sâu nên khả năng thích nghi cao. Tuy nhiên, để cây bám tường sao cho đẹp thì cần tham khảo ngay những thông tin sau đây nhé.

Bước đầu khi trồng cây: Lựa chọn những cây giống thật khỏe, tránh những cây sâu bệnh mà nên chọn những cây có cành lá xanh tốt.

Trồng cây: Khi trồng cây nên chọn những nơi mát mẻ và có ánh sáng tốt để giâm cành, sau đó cây phát triển thì mới đem ra đất trồng. Nên bón cho cây ít phân lót để chúng có thể phát triển tốt hơn.

Cách chăm sóc cây vẩy ốc

Cây vẩy ốc có thể phát triển, khả năng giữ nước tốt nên bạn không cần chăm sóc quá kỹ đâu nhé.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây vẩy ốc

Tuy nhiên khi trồng cây bạn nên lưu ý một số điều sau đây

Thời vụ gieo trồng: Nên trồng cây vào khoảng tháng 2 - tháng 4 vì lúc này không quá nắng nóng, giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.

Đất trồng: Nên lựa chọn địa điểm có đất tơi xốp, dinh dưỡng và cao ráo để cây không bị ngập nước.


Cây vẩy ốc chỉ có phần rễ cọc phát triển nhất, phần rễ chỉ bám nông ở phía bề ngoài của tường. Chính vì vậy, chúng không thể nào làm hư hay nứt tường.

Tuy nhiên nếu trồng trong thời gian dài thì bức tường đó sẽ có nhiều vết khô nám.

Nếu muốn loại bỏ đi vết nám trên tường thì bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa, sử dụng vôi, chà nhám hoặc dùng một loại sơn khác để phủ lên nhằm che đi.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy

12 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page