top of page

Ép cọc bê tông vuông và những lưu ý

Updated: Oct 27, 2023

Ép cọc bê tông là một công đoạn quan trọng cần được xem xét và tiến hành kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nền móng công trình luôn chắc chắn khi đưa vào sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình ép cọc bê tông tiêu chuẩn để có thể vận dụng vào công trình xây dựng.


Quy trình ép cọc bê tông sẽ diễn ra theo 4 bước tiêu chuẩn sau: Bước 1: Khảo sát địa hình xây dựng -Kỹ sư cần khảo sát địa hình và khu vực xung quanh trước khi thi công để xác định phương pháp thi công móng cọc đem lại kết quả tốt nhất. - Tiếp đến là khảo sát nền đất để biết được công trình sẽ sử dụng loại cọc nào tốt nhất để làm nền móng cũng như chọn được loại máy móc phù hợp. Bước 2: Vận chuyển máy móc và cọc ép -Sau khi khảo sát địa hình, sẽ bắt đầu việc vận chuyển máy móc và cọc ép bê tông đến công trình xây dựng. Tuy nhiên, đội ngũ công nhân cần lưu ý việc bố trí và di chuyển để tránh ảnh hưởng đến công trình lân cận cũng như giao thông của khu vực. - Vì các loại máy ép cọc khá lớn, cần vận chuyển đến vị trí thuận lợi và gần khu vực thi công để dễ dàng sử dụng ngay khi cần. Bước 3: Thi công ép cọc Kỹ sư sẽ đánh dấu vị trí cần ép tâm cọc trước khi thi công. Sau đó sẽ tiến hành ép thử để kiểm tra chất lượng cọc và độ lún sâu trước khi thử đại trà. Khi đã ép cọc thử nghiệm thành công, đội ngũ công nhân có thể bắt tay vào việc ép cọc đại trà tại những vị trí đã đánh dấu trước đó. Bước 4: Nghiệm thu - Là quá trình kiểm tra chất lượng toàn bộ công trình sau xây dựng. kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng - và được thực hiện với cơ quan chức năng có thẩm quyền. -Dựa trên bản vẽ thiết kế để đánh giá công trình có đạt kỹ thuật và chất lượng sử dụng khi đưa vào thực tế. Những lưu ý cần ghi nhớ khi ép cọc bê tông Trong quá trình thi công ép cọc, có những lưu ý quan trọng mà chủ thầu cần nắm rõ: - Đánh dấu chính xác vị trí tim cọc để quá trình ép cọc diễn ra suôn sẻ, đảm bảo công trình xây dựng theo tiêu chuẩn. - Kiểm tra vị trí ép cọc, đảm bảo phần mũi cọc được ép xuống vị trí ép đã được đánh dấu. - Nên ép cọc liên tục đến khi phần cọc trồi lên bề mặt đất tầm 60cm - 80cm sẽ dừng lại. - Khi nối cọc phải kiểm tra chiều dài và kỹ thuật hàn theo đúng bản vẽ thiết kế. - Đội ngũ công nhân phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và thực hiện theo đúng quy định, nhằm đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình xây dựng.


Xử lý sự cố khi trong quá trình ép cọc

1. Các sự cố xảy ra trong khi ép cọc bê tông



- Cọc bị nghiêng, lệch khỏi vị trí so với thiết kế ban đầu. Nguyên nhân do gặp phải chướng ngại vật hoặc mũi cọc khi chế tạo có độ vát không đều. Thường xảy ra ở những địa hình cứng, có nhiều đá to.

- Cọc đang ép xuống khoảng 0,5-1m đầu tiên thì bị cong. Ngoài ra còn xuất hiện các vết nứt gãy ở vùng chân cọc. Với trường hợp này, nguyên nhân là do gặp phải chướng ngại vật cứng nên lực ép lớn.

- Ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt. Với trường hợp này, có 2 nguyên nhân dẫn đến: Do lớp cát hạt trung tính bị ép quá chặt hoặc do gặp vật cản.

- Ép cọc đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Thường xảy ra khi đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, gặp thấu kính, đất yếu…Trường hợp này phải báo cáo với thiết kế để kiểm tra, tìm nguyên nhân và phương pháp xử lý.

- Kỹ thuật thi công ép móng cọc ép không chính xác dẫn cũng là một trong những nguyên nhân phải dừng lại trong quá trình thi công.

Những điều kiện dừng ép cọc trên đây đều rất phổ biến, hầu như công trình nào cũng mắc phải. Do vậy, bạn phải luôn ghi nhớ để có những biện pháp xử lý kịp thời.


2. Biện pháp khắc phục các sự cố khi ép cọc


- Sau khi tìm được điều kiện dừng ép cọc. Chúng ta tùy vào từng trường hợp mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Với cọc bị nghiêng, lệch phải cho dừng ngay việc ép cọc lại và tìm nguyên nhân.

- Nếu gặp vật cản thì tìm biện phát đào, phá bỏ. Nếu do cọc vát không đều, tiến hành khoan dẫn hướng cho cọc xuống đúng hướng.

- Khi cọc bị cong, xuất hiện nứt gãy vùng chân cọc thì tiến hành thăm dò. Dị vật bé thì éo cọc lệch sang vị trí bên canh. Dị vật lớn thì kiểm tra xem số lượng cọc ép đủ khả năng chịu tải hay không.

- Nếu chưa đủ phải tính lại để tăng số lượng cọc hoặc phải khoan dẫn phá bỏ dị vật. Cách làm này sẽ giúp cọc xuống tới độ sâu cần thiết.

- Ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt thì phải giảm bớt tốc độ ép, tăng lực ép lên từ từ. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép, báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý.

- Nếu do lớp cát trung bị ép chặt thì dừng ép, chờ độ chặt lớp đất giảm rồi tiếp tục. Nếu ép đến độ sâu thiết kế mà lực đầu cọc chưa đạt yêu cầu tính toán, tiến hành kiểm tra lớp đất bên dưới.

- Với trường hợp này, thông thường là lớp đất yếu. Biện pháp khắc phục là nối thêm cọc sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy


6 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page