Trong nông nghiệp, “Nhất nước – Nhì Phân” là câu nói được lưu truyền từ ngàn xưa để nói về tầm quan trọng của phân bón đối với cây trồng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại phân bón cho cây.
Phân bón cây cảnh đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự sinh sôi và phát triển của cây. Nhờ các loại dưỡng chất trong phân bón cho cây cảnh, chúng mới có thể tươi tốt, đơm hoa kết trái. Để nắm rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số loại phân bón cho cây cảnh phổ biến dưới đây.
1. Phân bón cây cảnh hữu cơ
Phân bón hữu cơ là loại phân bón cực kỳ quen thuộc, phổ biến từ xưa đến nay. Chúng có nguồn gốc từ phân động vật, chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất than bùn, hải sản…Phân bón hữu cơ có đầy đủ các nguyên tố vi lượng, đa lượng, trung lượng cần thiết để bón cho cây trồng. Có thể nói, sử dụng phân bón hữu cơ trong việc chăm sóc cây cảnh là một lựa chọn rất kinh tế.
1.1. Phân hữu cơ truyền thống
Phân bón hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ các phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp, phân động vật…được chế biến bằng những phương pháp truyền thống.
Phân chuồng
Là hỗn hợp bao gồm phân, chất độn, nước tiểu gia súc. Tùy thuộc vào từng loại, thời gian ủ, phương pháp ủ mà hàm lượng các nguyên tố vi lượng và đa lượng sẽ khác nhau.
Vai trò:
Cung cấp thức ăn cho cây trồng
Bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp đất tăng độ phì nhiêu và tơi xốp.
Tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón hóa học.
Phân rác
Phân rác được chế biến từ rác, rơm rạ, thân cây lá xanh,… ủ với một số phân men như vôi, phân lân, phân chuồng… đến khi mục thành phân
Vai trò:
Cung cấp thức ăn cho cây trồng
Bổ sung chất hữu cơ cho đất, giúp đất tăng độ phì nhiêu và tơi xốp.
Tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón hóa học.
Đối với phân rác thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ thấp hơn
Phân xanh
Phân xanh là sử dụng những loại lá cây tươi bón ngay vào đất mà không qua quá trình ủ cây. Sử dụng phân xanh bằng cách vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.
Vai trò:
Cũng giống như phân chuồng và phân rác
1.2. Phân hữu cơ công nghiệp
Đây là loại phân bón chế biến từ những chất hữu cơ bằng quy trình công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn so với nguồn nguyên liệu đầu vào.
Một số loại phân bón thông thường dạng phân hữu cơ công nghiệp có thể kể đến như:
Phân bón vi sinh
Loại phân này được sản xuất từ các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường hữu cơ.
Trong thành phần có chứa vi sinh vật sống có ích, đó là vi sinh vật giải lân, vi sinh vật phân giải Kali, vi sinh vật cố định đạm…
Vai trò:
Làm tăng độ phì nhiêu cho đất
Tăng sức chống chịu cho cây trồng
Làm giảm quá trình rửa trôi và bay hơi chất dinh dưỡng.
Làm giàu lượng phân hóa học cần dùng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón kali, đạm, lân
Hiện nay, người ta thường sử dụng phân lân vi sinh là loại chủ yếu để bón cho cây cảnh, cây hoa. Trong phân lân vi sinh có chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân hữu cơ khó tiêu trong đất. Nhờ sự phân giải của vi sinh vật, lân hữu cơ sẽ được biến đổi trở thành lân dễ tiêu mà cây cảnh có thể hấp thu được.
Phân bón sinh học hữu cơ
Các loại phân bón hữu được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn cùng với một số hoạt chất khác để gia tăng được độ hữu hiệu của phân.
Vai trò:
Tăng năng suất cây trồng
Tạo môi trường thuận lợi cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi.
Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây cảnh
2. Phân bón cây cảnh vô cơ (phân hóa học)
Phân vô cơ hay phân hóa học là những loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng thu được nhờ những quá trình hóa học, vật lý. Các loại phân vô cơ được dùng phổ biến nhất hiện nay:
2.1. Phân đơn
Đây là loại phân bón hóa học chỉ chứa 1 trong 3 chất dinh dưỡng khoáng là N – P – K.
Phân đạm
Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây. Đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng cho cây, kích thích cây ra nhiều nhánh và lá xanh.
Bao gồm:
Phân Urê [CO(NH4)2]: chứa 46%N, màu trắng, viên nhỏ như trứng cá, dễ tan trong nước. Phân có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất.
Phân Sunphat đạm [(NH4)2SO4]: chứa 21%N, dạng tinh thể, mịn, màu trắng ngà, mùi nước tiểu, hơi chua. Vì phân dễ làm chua thêm đất nên không nên sử dụng phân đạm sunphat để bón trên đất phèn
Phân Cyanamit Canxi [CaCN2]: chứa 21%N, dạng bột không có tinh thể, màu xám tro hoặc màu trắng. Đây là loại phân bón phù hợp với đất chua.
Phân lân
Phân lân được dùng chủ yếu cho công đoạn bón lót trước khi gieo trồng nhằm kích thích sự phát triển nhanh của rễ cây. Rễ cây lan rộng ra xung quanh và ăn sâu vào lòng đất, giúp cây bám trụ tốt và chịu được hạn. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành những bộ phận mới cho cây. Đây là bí quyết quan trọng để bạn sử dụng phân bón cây cảnh đạt hiệu quả cao nhất.
Bao gồm:
Phân Apatit: Loại bột mịn, màu xám nâu. Phân ít hút ẩm và ít biến chất
Phân Super lân: Là loại bột mịn màu trắng hoặc vàng xám, hoặc số ít dưới dạng viên. Phân dễ hòa tan trong nước, phát huy hiệu quả nhanh và thích hợp sử dụng ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua.
Phân Tecmo Photphat: Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh. Phân có phản ứng kiềm nên phát huy hiệu lực tốt ở những vùng đất chua.
Phân Kali
Bên cạnh đạm, lân thì kali là khoáng chất cần cho cây, được bón nhằm tăng khả năng chống chịu cho cây trồng. Tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh, tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng phẩm chất nông sản.
Bao gồm:
Phân Kali clorua: chứa 56%K, dạng bột màu hồng hoặc xám đục, kết tinh thành hạt nhỏ. Đây là loại phân chua sinh lý, có độ rời, dễ bón, có thể bón lót hoặc bón thúc, thích hợp cho nhiều vùng đất trừ đất mặn.
Phân Kali sunphat: Chứ 50%K, dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng, dễ tan trong nước, ít vón cục. Là loại phân chua sinh lý, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
2.2. Phân hỗn hợp
Trong các loại phân bón hóa học thì phân hỗn hợp cũng được sử dụng rất phổ biến, loại phân này sẽ chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên. Một số loại phân bón thường dùng là phân phức hợp và phân trộn.
Phân phức hợp: tạo ra từ các phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản.
Phân trộn: thường có nhiều màu, được tạo thành do sự trộn đều các chất dinh dưỡng khoáng N. P. K… mà không có các hóa học xảy ra giữa các chất.
Trên đây là một số thông tin về các loại phân bón vô cơ, hữu cơ phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để lựa chọn loại phân bón phù hợp cho cây cảnh trong nhà nhé.
Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy
Comments