top of page

Hoa thanh tú

1. Tên thường gọi và nguồn gốc của hoa Thanh Tú


Tên cây: Hoa Thanh Tú

Tên khoa học: Evolvulus Alsinoides

Họ: Convolvulaceae

Hoa Thanh Tú thơm dịu, thu hút rất nhiều ong bướm nên thường thấy mọi người trồng để làm đẹp cho không gian trong phòng hơn là ngoài trời.



2. Đặc điểm hình thái của cây hoa Thanh Tú

Cây thuộc giống bụi thân thảo, cao từ 20 -30cm. Hoa của cây thường mọc nhỏ li ti ở các nhánh nhỏ của thân cây. Hoa màu xanh lam biếc thường có 5 cánh dính mọc ra từ những nách của lá.

Phiến lá nhỏ, màu xanh, có hình trái xoan mọc sole nhau trên thân cây.

Cành, lá, nụ hoa của cây đều có một lớp lông trắng, mịn bao phủ.



3. Công dụng của hoa Thanh Tú

- Vì tốc độ sinh trưởng nhanh, hoa đẹp, mùi thơm nhẹ hoa được trồng để làm đẹp cho không gian sống. Ta có thể trồng hoa trong các giỏ cây treo trước hiên nhà, trồng để phủ xanh đất trống, thảm cây vì tốc độ lớn nhanh và mọc dày. Ngoài ra quanh các gốc gây lớn, bồn cây ta cũng có thể trồng để thêm đẹp.

- Cây thường được sử dụng hay chơi vào những ngày lễ lớn của gia đình như cưới hỏi, hay ngày tết – ngày lễ lớn nhất ở Việt Nam.



4. Yêu cầu kĩ thuật và chăm sóc cây hoa Thanh Tú

Đất trồng:

Cây hoa không có quả vì vậy cách được lựa chọn thường là giâm cành rồi sau đó sẽ đâm nhánh, nhảy con ra. Khi muốn có nhiều hơn chỉ cần ngắt vài cành để giâm mới.



Cây là loài ưa nắng, có khả năng chịu hạn tốt nên không có yêu cầu cao về đất trồng , chỉ cần tơi xốp, thoát nước nhanh. Đất chọn để trồng cũng không có yêu cầu quá cao có thể là đất thường, đất trộn với sơ dừa, mùn, để tăng độ dinh dưỡng cho cây hấp thụ và thoát nước nhanh

Cách chăm sóc:

- Nên để ý khi đất khô thì tưới, không nên để gốc lúc nào cũng quá ẩm sẽ bị thối gốc.

- Nếu muốn hoa ra nhanh ngoài chăm cắt tỉa thì có thể phun thuốc kích thích mọc hoa để phù hợp với thời gian mà mong muốn có sắc đẹp của những bông hoa như chơi các dịp lễ, tết,… loại phân mà thường dùng để kích thích ra hoa thường là KNO3. Phun làm hau đợt cách nhau 7 -10 ngày và phun lúc mát tránh lúc nắng nóng.

- Mỗi khi hết lứa hoa cần cắt tỉa đi những cành nhánh mọc hoa để cây dâm chồi mới, ra một đợt hoa khác.

Bón phân:

Cây thường bón phân hai tháng một lần tuy nhiên cần lưu ý không bón phân lúc đang ra hoa. Khi hết lứa hoa cần cắt bỏ những cành ra hoa và bón phân để bồi dưỡng cho cây.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy

8 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page