top of page
Writer's pictureLACI MEDIA

Giàn giáo nêm : Cấu tạo, kích thước, quy cách và cách lắp đặt

Updated: Nov 17, 2022

Ngày nay, xu thế của các công trình xây dựng luôn đòi hỏi quá trình thi công phải trở nên nhanh chóng, đồng thời đảm bảo độ an toàn tối đa và tiết kiệm chi phí. Chính vì lý do đó mà giàn giáo nêm được ra đời để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng trong các công trình thi công của các nhà thầu. Đây được coi là giải pháp toàn diện nhất hiện nay trong việc chống đỡ sàn với độ an toàn cực cao, thúc đẩy tiến độ nhanh và hiệu quả.



1. Giàn giáo nêm là gì?

Giàn giáo nêm hay còn gọi là hệ giàn giáo nêm, giàn giáo vietform, giàn giáo hoa khế,… Nhiệm vụ chính là đỡ và chịu lực của toàn bộ mặt sàn trong quá trình đổ dầm, cột, sàn,… thông qua các chống đứng và thanh giằng được thiết kế logic, kết nối với nhau chặt chẽ, giúp tăng khả năng chịu lực của cả hệ thống giàn giáo nêm.

Trong một số trường hợp giàn giáo nêm cũng được dùng trong công việc bao che phía ngoài công trình, nhưng tính về mặt kinh tế thì khá tốn kém, nên thường các nhà thầu lựa chọn loại giàn giáo khung để làm bao che.

2. Ưu điểm giàn giáo nêm

Giàn giáo nêm được các nhà thầu, người dùng sử dụng phổ biến bởi những điểm nổi bật sau:

  • Khả năng chống chịu lực cao

  • Độ bền và tuổi thọ kéo dài

  • Lắp đặt, tháo dỡ nhanh chóng

  • An toàn cao trong quá trình sử dụng

  • Giá cả phải chăng, tiết kiệm chi phí chống sàn 1m2

  • Kích cỡ linh hoạt, thay đổi theo nhu cầu chủ đầu tư

  • Kiểm soát tốt với số lượng lớn, mặt bằng lưu kho ít

  • Vận chuyển dễ dàng, giảm được kha khá chi phí vận chuyển

  • Đảm bảo đúng tiến độ thi công, hạn chế tối đa các trường hợp không đáng có trong quá trình sử dụng.

3. Cấu tạo giàn giáo nêm

Cấu tạo của hệ giàn giáo nêm gồm những bộ phận cốt lõi sau đây:

  • Thanh giằng

  • Thanh chống đà

  • Chống xiên

  • Chống consol

  • Cột chống

  • Kích u, kích chân, …



4. Quy cách hệ giàn giáo nêm

Hệ giàn giáo nêm (thuộc giàn giáo xây dựng) hiện nay đều được sản xuất trên dây truyền công nghệ tân tiến hàn CO2, do đó các mối hàn, liên kết đều được đảm bảo, kiểm tra theo tiêu chuẩn khắt khe, tăng khả năng chống đỡ, chịu lực cực hiệu quả.

Quy cách giàn giáo nêm:

  • Chống đứng: 100mm-1500mm-2000mm-2500mm-3000mm

  • Thanh giằng ngang: 500mm-600mm-1000mm-1200mm-1500mm

  • Ống có độ dày: Ø42 và Ø49 đều là 2mm

  • Chủng loại: Nhúng mạ kẽm, sơn dầu, ống kẽm

  • Màu sắc: Bạc kẽm, xanh dương, da cam,…

Trên thị trường ngày nay thì hệ giàn giáo nêm có 2 loại phổ biến là giàn giáo nêm mạ kẽm và giàn giáo nêm sơn dầu. Loại mạ kẽm được sử dụng nhiều hơn do có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt tốt, chống oxy hóa, thích hợp với mọi loại môi trường, thời tiết khác nhau. Còn loại sơn dầu thì dễ bị trầy, tróc lớp phủ bề mặt hơn.

Phải nói thêm nữa đó là sự linh hoạt của các thanh giằng trong hệ giàn giáo nêm, tiện lợi trong việc di chuyển đổ sàn nối tiếp, không bị ngắt quãng.

5. Kích thước của hệ giàn giáo nêm

Kích thước giàn giáo nêm cũng khá là đang dạng và phong phú, tùy vào mục đích sử dụng mà các nhà thầu lựa chọn sao cho phù hợp nhất.






6. Cách lắp đặt giàn giáo nêm

Công tác lắp đặt giàn giáo nêm là vô cùng quan trọng, chúng quyết định sự an toàn trong lúc thi công của công nhân và cả dự án, uy tín của nhà thầu. Do đó bạn cần chuẩn bị kỹ và lắp đặt theo đúng quy trình kỹ thuật để hệ giàn giáo nêm được phát huy tối đa tác dụng và ưu điểm của mình.

Cách lắp đặt giàn giáo nêm chuẩn chỉ gồm các bước sau:

+ Bước 1: Định vị kích chân và hiệu chỉnh độ cao lắp giáo nêm



+ Bước 2: Lắp đầy đủ thanh giằng ngang và cây chống



+ Bước 3: Tiếp đến là lắp chống consol và chống đà



+ Bước 4: Lắp u kích và điều chỉnh lại chiều cao thích hợp để đặt hệ đỡ cốp pha, theo đúng yêu cầu và mục đích độ cao sử dụng ban đầu vạch ra.



Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy



50 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page