top of page

Cây tùng La Hán ta

Cây tùng la hán hay còn được gọi là vạn niên tùng, sam đất, sam la hán… bởi hình dáng quả trông rất giống tượng la hán. La hán tùng có tên khoa học là Podocarpus brevifolius, có xuất xứ từ miền Nam Trung Quốc.



Cách trồng chăm sóc cây tùng la hán

Cây tùng la hán có sức sống mạnh mẽ, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng để chăm sóc cây được tốt nhất, tránh rủi ro: – Ánh sáng: Tùng la hán chịu được biên độ ánh sáng lớn, cây thích ánh sáng mạnh nhưng vẫn sống được trong môi trường bóng râm. Tuy nhiên khi sống trong môi trường ánh sáng yếu lâu dài quá làm cây phân cành yếu, thân cành vươn dài, khoảng cách các thán thưa nên nhìn tổng thể cây không đẹp và thiếu sức sống.


– Nhiệt độ: Cây tùng la hán ưa khí hậu ấm áp, chịu nóng tốt hơn lạnh. – Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình. – Đất trồng: Khi trồng tùng la hán không chọn những loại đất có thành phân cơ giới nhẹ, có điều kiện thì lấy đất bùn dưới ao rồi phơi khô, đập nhỏ để trồng.

Đất trồng phải thoát nước tốt và tránh úng.

– Tưới nước: Cây tùng la hán ưa nước nhưng chịu úng kém vì vậy cần chú ý khi tưới. Biểu hiện cây bị úng là lá vàng rồi chết dần dần. Nên thường xuyên phun nước lên bền mặt lá để rửa bụi bẩn, tăng cường quang hợp, giữ cho lá có sắc xanh tươi, bóng đẹp.


– Bón phân: Tùng la hán cũng ưa phân nhưng cần bón điều độ với lượng nhỏ, và hàm lượng nitơ cao hơn. Tuy nhiên loài cây này cũng khá mẫn cảm với phân bón nên cần bón cẩn thận, có quy trình. Đối với các cây đã tạo hình thì hạn chế bón phân để giữ dáng và tăng vẻ đẹp cằn cỗi, khắc nghiệt. – Phân bón: ưa phân bón, nên bón làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, chủ yếu là bón phân đạm, nhưng đối với những chậu cảnh đã tạo hình thì không nên bón nhiều phân nữa Tùng la hán có đặc tính mẫn cảm với phân bón. Cần chú ý tưới thúc cho cây ra nhiều cành.



– Sâu bệnh thường gặp: tùng vạn niên thường gặp một số bệnh: trùng vỏ cứng, đốm lá, rệp sáp đỏ, bệnh nhện đỏ. Chú ý quan sát để phát hiện bệnh đặc biệt là mùa hè. Gốc và thân cây sinh trưởng chậm vì thế cần chú ý tỉa cành, cắt lá trên tán cây để cây đủ dinh dưỡng nuôi thân.


Nhân giống tùng la hán bằng hạt hoặc giâm cành, tuy nhiên hạt khó thu hoạch nên giâm cành hiệu quả hơn. Nên giâm vào tháng 2-3 hàng năm.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy




3 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page