top of page

Cây khế

Cây khế là một cây có ý nghĩa tuổi thơ đối mọi người dân Việt Nam thông qua câu chuyện “Ăn khế trả vàng” và luôn được trồng để cải tạo không gian sống, từ các ngôi nhà, công trình đô thị đến những khu công nghiệp.



Giới thiệu cây khế

Cây khế là cây được ưa chuộng và gắn liền với tuổi thơ mọi nhà, tuy nhiên sau khi du nhập loại cây cho quả ngọt thì giống khế chua xưa đã dần bị quên lãng.

Thông tin cụ thể

Tên thường gọi: Cây khế chua, khế cổ thụ hay còn được gọi là khế công trình.

Tên tiếng anh: Coromandel goose-berry.

Tên khoa học: Averrhoa carambola L.

Họ thực vật: Oxalidaceae - Chua me đất.

Nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia có khí hậu nhiệt đới khá nóng như Sri Lanka và được phân bố rộng rãi đến các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài thế giới, cây còn được trồng tại với quy mô thương mại nhằm thu hoạch tại các miền nam nước Mỹ.

Phân bố: Hiện nay cây được phân bố rộng rãi trên thế giới, và tại Việt Nam, cây thích nghi tốt môi trường nên được trồng rất nhiều dọc từ Nam ra Bắc.

Phân loại

- Cây khế có hai loại phổ biến mà có thể phân biệt rõ đó là khế thường và khế cổ thụ. Dấu hiệu nhận biết thường là nhìn vào thân cây xem độ tuổi phát triển của chúng - tuổi thọ cây khế cao nhất là 100 năm. Thêm nữa, về công dụng, cây còn có thể làm cây cảnh, cây tạo bóng mát hay là nơi thờ cúng của mọi người.

- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại cây cùng họ khác ít được phổ biến hơn và để không phải nhầm lẫn cây sống đời với nhiều loại cây cùng họ đó, bạn có thể tham khảo những thông tin để nhận diện cây

Đặc điểm cây khế

Để nhận dạng loài cây này, bạn có thể sử dụng các thông tin về hình thái và sinh trưởng như sau:

Đặc điểm về hình thái

Thân cây là loại thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 3 - 8m. Khi cây còn non thì thân sẽ có màu xanh, xuất hiện nhiều lông ngắn màu trắng. Và khi đã trưởng thành, cây sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, có nhiều đốt sần sùi và ít lông hơn so với cây con. Cây có dạng phân cành và nhiều nhánh nhỏ nhưng lại khá yếu, dễ gãy.



- Lá cây theo dạng lá kép lông chim với 7 - 11 lá phụ, có chiều dài lên đến 50cm. - Lá có hình bầu dục và nhỏ ở hai đầu, mặt là nhẵn và hơi lệch. Các lá mọc so le với nhau và to dần từ cuống cành lên đến ngọn, mặt trên có màu xanh đậm hơn.

- Lá giống xẻ thùy lông chim nên gân phân nhiều nhánh và có nhiều lông trắng trên đó. Cuống lá có gốc phình to dạng bầu dục và có màu đỏ còn phần trên cuống sẽ có hình đa giác và màu xanh đặc trưng.



- Hoa khế mọc thành từng chùm như chùm xim, thường là ở nách lá hoặc đầu ngọn cành. Mỗi chùm có khoảng 20 đến 30 hoa, có một màu đỏ nổi bật, xung quanh cuống hoa có nhiều lông kéo dài từ 5 - 10cm

- Hoa là dạng lưỡng tính có 5 cánh hoa rời màu tím đẹp mắt. Mỗi cánh hoa có hai phần là móng ngắn và phiến lá hình bầu dục, cùng màu tím nhạt bên ngoài, càng vào trong càng đậm. Cuống hoa có màu đỏ và ít lông, tiết diện tròn 0.3cm.



- Thời vụ cho việc kết hoa của cây là vào tháng 6 kéo dài tới tháng 10, tháng 11.

- Rễ khá to như các cây đại thụ khác, được nảy mầm từ các hạt và rễ của cây cắm sâu vào lòng đất khoảng 2m.

- Quả khế là dạng quả mọng, tiết diện hình ngôi sao 5 cánh, dài 8-10cm, rộng 6-7cm. Khi còn non quả có màu xanh lục nhạt, khi già chuyển sang màu vàng. Quả ăn giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả lê dứa, có thể là khế ngọt hoặc khế chua.



- Khế ngọt có trái nhỏ hơn, hạt ít hơn và các khía hình ngôi sao nhạt hơn. Khế có hạt nhỏ, hình bầu dục, nhọn hai đầu, màu vàng nâu, bên ngoài hạt có lớp áo hạt nhầy màu trắng ngà.

Đặc điểm sinh trưởng

Cây khế chua là loại cây phổ biến, thích nghi tốt với môi trường nước ta nên rất dễ trồng, sống được dưới nhiều loại hình thời tiết khác nhau. Cây có tốc độ sinh trưởng bình thường, có tuổi thọ lâu đời. Nếu đáp ứng được điều kiện sinh trưởng tốt thì cây có thể sống được tới trăm năm như đại thụ.



Cây thường được trồng vào các vụ thu hoặc xuân, khí trời mát mẻ và ấm áp. Khi được trồng đúng thời vụ, cây sẽ cho quả đều và tốt hơn, thường sẽ phát lộc vào mùa xuân, ra hoa và hạ và kết quả vào cuối vụ thu.

Các giống cây khế tại Việt Nam

Cây khế được phổ biến tại nước ta từ trước đến nay được gọi là khế ta hay còn có tên khác là khế chua. Tuy nhiên, hiện nay có dòng khế ngọt đã du nhập và Việt Nam và làm lu mờ đi giống cũ. Căn cứ vào hình dạng và đặc điểm của cây mà bạn có thể phân biệt được hai giống cây này với nhau. Dưới đây là các dấu hiệu nhận diện cây:



Công dụng của cây khế trong nhiều lĩnh vực

Loại cây này có kết cấu thân lớn, tán lá rộng có công dụng trong việc tạo bóng mát và được dùng cải tạo cảnh quan. Ngoài ra, toàn thân cây từ quả, hạt, lá,... đều có các tác dụng đối với ngành y khoa và được sử dụng vào ẩm thực. Cụ thể:

Giá trị với ngành y học

- Loại cây này được dùng rất nhiều vào việc chữa bệnh, cụ thể cách thức sử dụng cho một số bệnh nổi bật như sau:

- Lá khế được pha nước ấm sẽ được dùng để chữa các bệnh da liễu như mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng, mụn rôm.

- Quả khế có vị chua ngọt, mang tính hàn, không độc hại nên thường được dùng để thanh nhiệt cơ thể, chữa bệnh tiết niệu, lợi tiểu và lở miệng. Ngoài ra còn dùng để giải độc và trị phong nhiệt cơ thể.



- Hoa khế cũng có tính hàn nên thường được pha với nước ấm hoặc trà nóng để giải nhiệt, chữa chứng nóng rét và giải độc thuốc phiện.

- Vỏ và rễ của cây được đem thái sao vàng kết hợp với vỏ quýt sắc uống chữa được bệnh ho gà. Ngoài ra, rễ còn có tác dụng trị đau đầu và các bệnh về xương khớp.

- Hầu như, mọi thành phần trên của đều là thành phần chủ vị cho nhiều bài thuốc dân gian khác nhau. Bởi thế, loại cây này vẫn luôn là lựa chọn của nhiều người khi tìm mua cây cảnh, cây công trình đẹp.

Giá trị cảnh quan

- Loài cây này có tán lá rộng, ít khi bị sâu bệnh và tạo được một không gian thanh mát cho khuôn viên nên rất thích hợp làm cây cảnh nhằm cải tạo không gian sống.

- Thân cây khá to và các cành cũng lớn nên sẽ là một không gian cho các trẻ em hoặc ngủ giải lao thư giãn cơ thể trong nhà. Với kết cấu đẹp không chỉ làm nổi bật gian phòng, gần gũi thiên nhiên mà còn giúp bạn thường xuyên cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, rất nhiều người có thể ưa thích cây khế trồng trong chậu

Giá trị ẩm thực

Đây cũng là một loại thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn của người dân Việt Nam, chính vì vị chua thanh của quả mà thường được dùng cho các món ăn như nấu canh chua, làm mứt, gỏi và cũng có thể được dùng ngâm rượu trái cây.



Ý nghĩa của cây khế trong phong thủy

- Cây khế là loại cây phát triển vừa đủ, cho ra hoa trái xum xuê, trái chín ngả vàng và có hình dạng của ngôi sao 5 cánh, chính vì thế mà cây được tượng trưng cho sự may mắn, phát triển thịnh vượng và đủ đầy đối với gia chủ. Ngoài ra còn mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy khác.

- Mặt khác, trong những câu chuyện cổ tích cũng nói đến sự may mắn của Khế như câu chuyện “Ăn khế trả vàng”, “quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày” nhắc nhớ về cội nguồn quê hương, hình ảnh tuổi thơ bằng hình ảnh chùm khế ngọt. Loại cây này cũng được xem như là biểu trưng cho gốc gác và tình yêu quê hương của mỗi người.

Kỹ thuật trồng cây khế

- Giống cây này có khá nhiều loại và đã quá quen thuộc đối với người dân tại Việt Nam. Chính vì thế quá trình trồng và kỹ thuật chăm sóc cây không có gì là cầu kỳ và khó khăn. Tuy nhiên, cây rất dễ phân ly và biến đổi chất lượng quả nếu trồng trên các nền đất không phù hợp.



- Nhiều người tìm mua cây khế ngọt trong chậu nhưng không rõ về đặc tính của cây sẽ không thể giúp cây phát triển tốt được. Để có thể cho ra đời các cây khế trĩu quả, chất lượng quả ngọt, những đặc tính dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Chọn giống

- Để có thể cho ra đời các cây phát triển tốt cùng nhiều thành phẩm, việc chọn giống chất lượng là điều cần thiết. Bạn cần phải chọn những hạt mầm là những quả khế chín cây trên các cây đã được trồng ít nhất 3 năm tuổi.

- Cả cây và quả đều khỏe mạnh, không có dấu hiệu của các triệu chứng sâu bệnh. Vì gieo trồng từ hạt yêu cầu về gen của cây cao nên quả phải to, múi mọng, đều, dày.

- Sau khi chọn được quả sẽ thực hiện tách múi, lấy hạt và rửa sạch lớp nhầy bao quanh hạt. Kế đến loại bỏ những hạt lép, yếu kém đi. Cuối cùng đem hạt phơi dưới bóng râm cho khô rồi cất giữ ở nơi khô ráo hoặc có thể gieo ngay sau khi lấy hạt.

Các phương pháp nhân giống

- Vì kết cấu hạt khế nhỏ, dẹt nên hơi khó thực hiện gieo trồng. Để đảm bảo được sự phát triển cần phải làm đất kỹ lưỡng, đất tơi xốp vụn nhỏ, cung cấp đủ độ ẩm và gieo hạt khế vào vụ xuân.

- Sau nửa tháng gieo hạt cây đã nảy mầm và bén rễ. Đến khi cây đã đủ lớn và có 5 - 7 lá thật thì sẽ sàng lọc bỏ đi những cây con yếu sức sống, còi cọc.

- Những cây đã đủ tiêu chuẩn sẽ được đem ra ngoài vườn ươm trồng cho đến khi cây phát triển đủ, trồng cây với khoảng cách từ 3 - 5m.

Cách trồng cây khế

- Thời vụ trồng cây có thể được bắt đầu vào bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, cây con sẽ chỉ đâm chồi nảy lộc mạnh vào các thời điểm gieo trồng trong vụ xuân, bới thời điểm này sẽ tạo điều kiện tốt cho cây phát triển mạnh mẽ.

- Cây cũng có thể được trồng vào cuối vụ thu là tháng 8 - 9, vì đây cũng là thời điểm tươi mát, đủ điều kiện cho cây phát triển tốt và ra nhiều quả ngon.

- Chuẩn bị đất trồng bằng cách đào hố 60x50x50 (cm). Mặt bầu cần cách mặt đất 5cm. Đất trồng cần được tiến hành trên nền đất giàu dinh dưỡng với tầng đất mặt dày và có độ pH từ 5.5 - 6.5.

- Để đảm bảo cây sinh trưởng tốt cần trồng trên nền đất thoát nước tốt, có nhiều mùn cưa vì loại cây này rất bị bệnh thối rễ khi có tình trạng ngập úng. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen với xoài, mít, nhãn… Chọn đất có tơi, có độ ẩm, không ngập nước nặng.

- Mật độ trồng cụ thể như thế nào phụ thuộc nền đất có tốt hay không, có cung cấp đủ dinh dưỡng hay không và tùy bố trí công trình. Thường thì cây sẽ được trồng với mỗi hàng cách nhau khoảng cách là 5x6m hoặc 5x5m.

Cách trồng cây khế

Cây khế là loại cây ăn quả phát triển nhanh nên thông thường sẽ được trồng theo hai phương pháp phổ biên là trồng từ gieo hạt hoặc phương pháp chiết cành.

Phương pháp nhân giống bằng hạt

Bước 1: Thực hiện đào hố trồng cây với độ sâu 30x40x40cm. Với những vị trí đất trồng cằn cỗi và không mịn thì có thể đào hố trồng rộng hơn. Trước khi trồng cần bón lót cho cây trước, lượng phân bón lót thích hợp cho mỗi hố là từ 5 – 10 kg bao gồm hỗn hợp: 60% phân chuồng hoai mục + 30% phân NPK + 10% xỉ than tổ ong hoặc than lò gạch. Đồng thời có thể tận dụng xác động vật, lông gà để làm cho đất trở lên tơi xốp và màu mỡ.

Bước 2: Sau đó đặt các bầu đất có mầm cây vào hố vừa đào, sao cho cây được đặt ngay ngắn, không nghiêng ngả, dùng tay nén chặt mặt đất phía dưới gốc cây với lực vừa phải, tránh làm vỡ bầu đất. Sau khi trồng xong cần cắm cọc để giữ cho cây được thẳng đứng, không bị đổ do gió bão.

Bước 3: Tưới nước cung cấp độ ẩm cho cây với mật độ 2 lần 1 ngày để tránh tình trạng thối rễ. Sau khi cây đến độ cao 1m, tiến hành tỉa cành để cây tập trung phát triển dinh dưỡng nuôi ngọn cây phát triển vì hoa và quả sẽ phát triển ở những phần này là chủ yếu.

Phương pháp nhân giống bằng chiết cành

- Ngoài ra, còn có phương pháp nhân giống cây trồng khác đó là chiết cành, khi đã nhắm được giống cây ưng ý, bạn có thể chiết cành để có được cây như ý muốn.

- Phương pháp này sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây để kết quả nhanh hơn. Mặt khác, khi chiết cành thì cây con sẽ vẫn giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ (màu sắc, hương vị quả,...)

- Từ lý do trên, bạn có thể lựa chọn những cây có tính trạng tốt, đáp ứng được điều kiện ra quả. Điều này sẽ giúp cây có những ưu điểm theo mong muốn của gia chủ.

Kỹ thuật chăm sóc cây khế

Cách tưới nước

- Cây khế cũng giống như nhiều loại cây khác, quá trình phát triển của cây nhanh nên cần nhiều nước vì thế bạn cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây nhất là vào giai đoạn mùa khô.



- Đặc biệt là khi cây ra quả, bạn cần tưới nước nhiều để cây ra quả to và ngon hơn. Ngược lại, vào mùa mưa cần chú ý thoát nước, đảm bảo độ ẩm không vượt mức chống chịu của rễ vì cây sẽ dễ bị thối rễ do ngập úng. Bình thường sẽ cần tưới ít nhất 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Cách bón phân

- Để cây phát triển tốt ta cần bón phân định kỳ và thường xuyên để cây phát triển mạnh và cho chất lượng quả tốt, có sức đề kháng tránh được nhiều sâu bệnh. Cụ thể bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây như sau:

- Khi cây còn non sẽ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Bạn cần đảm bảo lượng kali trong phần để đáp ứng được điều kiện phát triển của cây một cách bền vững. Và cứ mỗi năm sau các đợt thu quả, bạn cần bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng.

Cách tỉa tán cây

Cây ưa bóng râm nên khi cây còn non thì bạn cần chú ý cắt tỉa cho cây sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều và tránh các ảnh nắng rọi thẳng vào thân chính của cây.

Còn khi cây đã lớn, cành phát triển dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng, cụ thể: Cần loại bỏ đi cành già, cành mọc chen chúc không có sự phát triển cố định, các cành sâu bệnh và yếu,...

Thời gian cắt tỉa phù hợp nhất để đáp ứng quá trình phát triển của cây đó là vào sau vụ thu hoạch quả hoặc trước lúc ra hoa để đảm bảo không gian đơm hoa kết trái tốt, tập trung được nguồn dinh dưỡng lên cho ngọn cây.

Ánh sáng

Cây khế thích ánh sáng nên bạn cần trồng cây ở những nơi thoáng mát, có nhiều ánh nắng. Đối với các cây con thì cần có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ gây hại đến thân cây.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây không cần nhiều nước cho sự phát triển nên phải đáp ứng được lượng nước và hạn chế vào các giai đoạn mưa lớn, cân bằng được độ ẩm của cây. Nhiệt độ thì không yêu cầu quá nhiều vì khả năng phát triển của cây ở nhiều môi trường khác nhau.

Làm cỏ

- Để đáp ứng được đủ dinh dưỡng cho cây phát triển tốt thì bạn cần hạn chế sự cưỡng ép bằng việc thường xuyên dọn sạch các cây cỏ dại mọc xung quanh gốc cây. Cách vệ sinh cỏ tốt nhất nên làm thủ công tránh phun thuốc làm hại đến cây, có thể phủ rơm quanh gốc cây để cỏ không mọc.

- Các bệnh thường gặp ở khế công trình và cách phòng chống, chữa trị

- Trong quá trình sinh trưởng, cây khế công trình cũng có thể gặp một số loại bệnh. Cụ thể:

Sâu bệnh đục thân, sâu đục cành

- Đối với các cành con thì sâu thường sẽ đục vào lõi cây, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Còn đối với các cành lớn hơn, sâu sẽ tấn công bên ngoài vỏ, làm thành các đường vòng hầm lớn sát vỏ cây. Các loại sâu này sẽ tấn công từ cành đến thân và xuống rễ cây.

- Để phòng tránh thì bạn cần đục khóe ngay lỗ mà sâu tấn công. Nếu sâu ăn thẳng vào trong thân, bạn phải dùng bông gòn thấm thuốc trừ sâu và nhét vào trong lỗ, sau đó lấy đất sét bít vết đục lại.

Bệnh rầy hại ở cây khế

- Rầy là một loại sâu có hại đối với các cây cổ thụ, chúng ăn các đọt non, lá non, bông và trái non. Đặc biệt, chúng sẽ làm hại đến cây với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn vì khả năng đẻ con và sinh trưởng nhanh của chúng.

- Để phòng tránh thì bạn cần theo dõi cây thường xuyên. Nếu có tính trạng sẽ dùng các loại thuốc như Bassa 50EC, Trebon 10EC,.... để phòng tránh bệnh rầy hại.

Bệnh cháy lá, vàng lá

- Bệnh cháy lá thường phát triển trong các mùa mưa, gây hại chủ yếu lên bộ phận lá cây. Bệnh sẽ làm cho lá vàng, héo úa, mất đi chất dinh dưỡng và không được đẹp.

- Để phòng trừ, bạn cần loại bỏ đi các lá bênh hoặc sử dụng thuốc Ridomil MZ 72 WP, Kasumin 2L,...để phun lên cây. Đồng thời, cắt tỉa, tạo tán cây rộng, không gian thông thoáng cho cây.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy






22 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page