top of page

Cây hồng giòn

Hồng giòn là loại trái cây có hương vị thơm ngon, ngọt mát cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Bởi thế, nó trở thành loại hoa quả được lòng người dùng, mua về cho chế độ ăn uống của nhiều gia đình. Canh tác loại cây trồng này trở thành lựa chọn của nhiều hộ gia đình để có được vườn cây cho thu hoạch với năng suất cao, đem lại lợi ích kinh tế lý tưởng. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng giòn giúp quá trình canh tác loại cây ăn trái này đạt hiệu quả cao, cho năng suất tốt.



Tiêu chuẩn của giống cây hồng giòn chất lượng

Hồng giòn hiện nay được nhân giống chủ yếu dựa vào gốc ghép. Yêu cầu với cây lựa chọn làm giống phải khỏe mạnh, sạch bệnh. Với cây giống đạt tiêu chuẩn giúp quá trình trồng thuận lợi, cây sớm hồi xanh, sớm sinh trưởng và phát triển để ra trái, cho thu hoạch trong thời gian sớm nhất.

Cây giống khi lựa chọn cần đảm bảo có chiều cao tối thiểu khoảng 60cm, đường kính của phần gốc ghép khoảng 10cm và đường kính của cành ghép phải nằm cách vết ghép khoảng 2cm. Liên hệ và đặt mua tại cơ sở cung cấp uy tín mang tới cho chúng ta cây giống chất lượng để đưa vào canh tác thuận lợi.



Thời vụ và mật độ trồng

Cây hồng giòn có khả năng sinh trưởng tốt, nhanh chóng trong điều kiện khí hậu mát mẻ, có khả năng chịu lạnh khá ấn tượng. Bởi thế, cân nhắc thời vụ trồng giống cây này thích hợp nhất là khoảng tháng 1 – 2 dương lịch hàng năm. Bên cạnh đó, việc trồng vào thời điểm mùa mưa, khoảng tháng 6 hàng năm cũng là thời gian lý tưởng để cân nhắc.



Ngoài ra, đối với mật độ trồng cần chú ý tuân thủ đầy đủ, đạt chuẩn giúp mỗi cây trồng khi canh tác có được điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Tùy thuộc vào từng địa hình của đất trồng mà việc cân đối ở mật độ cần có những điều chỉnh, những thay đổi sao cho thích hợp:

  • Trồng trên đất vườn: duy trì mật độ trồng tiêu chuẩn khoảng 400 cây/ha là hợp lý, nó tương đương với khoảng cách hàng cách hàng, cây cách cây là 5m.

  • Đối với đất đồi: mật độ tiêu chuẩn trồng cây hồng giòn khoảng 500 cây/ha, tương đương với hàng cách hàng 5m, cây cách cây khoảng 4m.

  • Trồng trong điều kiện thâm canh cao, vườn trồng được thiết kế theo đạng hình rẻ quạt, hay hình kiểu chữ Y có đầy đủ hệ thống dây thép chống đỡ thì mật độ trồng nên duy trì khoảng 800 – 1000 cây/ha, tương đương với khoảng cách hàng cách hàng 2.5 – 3m và cây cách cây khoảng 5m.

Yêu cầu trong làm đất và đào hố trồng

Trước khi trồng hồng giòn yêu cầu cần làm đất kỹ lưỡng, cẩn thận. Tiến hành xới xáo đất trồng, làm sạch cỏ, loại bỏ mầm bệnh còn tồn tại trong đất tới mức tối đa. Khu vực vườn trồng cần được dọn sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng, cung cấp đủ ánh sáng để cây có được điều kiện sinh trưởng tốt nhất.



Đất trồng khi đã được làm tơi xốp, đảm bảo độ mùn đạt chuẩn thì đào hố cần được hoàn thành. Tiến hành đào hố với kích thước tiêu chuẩn tối thiểu là 60 x 60 x 60cm là hợp lý. Đào hố, tiến hành bón lót sau đó phủ đất, phơi ải mang tới điều kiện trồng hồng giòn lý tưởng nhất cho mỗi vườn trồng.

Kỹ thuật trồng cây hồng giòn tiêu chuẩn

Cây giống khỏe mạnh khi được mua về chúng ta tiến hành trồng trực tiếp xuống từng hố đã chuẩn bị trước đó. Việc trồng cây hồng giòn chúng ta dễ dàng thực hiện khi tiến hành theo đầy đủ các bước đơn giản, đúng tiêu chuẩn. Cụ thể đó chính là:

  • Đào một hố nhỏ với kích thước tương đương với bầu ươm ở giữa hố trồng. Đảm bảo kích thước hố thích hợp, cân đối với bầu ươm của cây giống giúp quá trình trồng được thực hiện suôn sẻ.

  • Sử dụng dao rạch nhẹ vào phần túi nilon bên ngoài bầu ươm, đảm bảo thực hiện cẩn trọng và nhẹ nhàng để tránh làm bầu đất bị vỡ, có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới phần rễ cây.

  • Đặt cây vào hố trồng đã đào trước đó, tiến hành lấp đất lên sao cho lớp đất đó phủ cao hơn so với cổ rễ khoảng 2 – 3cm là hợp lý. Sử dụng tay nhấn nhẹ đất nằm ở vị trí xung quanh gốc để đảm bảo cây giống được giữ thẳng đứng.

  • Cân nhắc tới việc đóng cọc vào vị trí gốc trồng, cố định cây vào cọc đã đóng giúp tránh tình trạng gốc bị lay do mưa gió, bão lớn,… xuất hiện.

  • Ngay sau khi hoàn thành quá trình trồng cây giống cần thực hiện việc tưới nước đều khắp quanh gốc nhằm đảm bảo độ ẩm, tạo điều kiện cho cây sớm hồi xanh, bén rễ và sinh trưởng.

Cách chăm sóc cây hồng giòn đạt năng suất cao

Chăm sóc hồng giòn không có phức tạp, chúng ta có thể tiến hành với một vài những yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định. Chăm sóc toàn diện và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho giống cây này phát triển nhanh chóng, sớm cho trái với năng suất cải thiện qua từng vụ.



Tưới nước

Trong 1 tháng đầu tiên sau khi trồng việc tưới nước cần tiến hành đều đặn thường xuyên, cung cấp đầy đủ nước liên tục. Độ ẩm thích hợp giúp cây sớm bén rễ, lá xanh trở lại và nhanh chóng phát triển. Sau giai đoạn này, duy trì tần suất tưới nước khoảng 3 ngày/ lần là hợp lý vào sáng sớm hoặc chiều mát nhằm cung cấp đủ nước để cây lớn lên khỏe mạnh.



Yêu cầu trong tưới nước cho cây hồng giòn vào mùa khô cần cung cấp đủ nước, thường xuyên. Tránh tình trạng để vườn trồng khô hạn, độ ẩm không thích hợp tác động tiêu cực tới quá trình phát triển của cây trồng. Bên cạnh đó, giai đoạn mùa mưa hàng năm cần chú ý tới việc đảm bảo khả năng thoát nước tốt của vườn trồng, không để tình trạng ngập úng xảy ra có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới cây hồng giòn đang canh tác.

Làm cỏ

Trồng bất kì loại cây nào thì làm cỏ cho vườn trồng cũng là yêu cầu bắt buộc. Tiến hành làm cỏ thường xuyên, định kì hàng năm giúp loại bỏ cỏ dại, mang tới không gian sinh trưởng thoáng đãng, sách sẽ và thông thoáng hơn cho từng cây trồng.



Việc làm sạch cỏ giúp tránh nguy cơ mầm bệnh xuất hiện, không tranh dinh dưỡng của cây. Bởi thế, chú ý tới làm sạch cỏ dại thường xuyên, kết hợp với xới xáo quanh gốc đều đặn nhằm duy trì điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho cây hồng giòn.

Cắt tỉa tạo tán



Chú trọng tới cắt tỉa cành thường xuyên giúp mỗi cây trồng sở hữu được bộ tán đẹp, phân tán đồng đều, có được độ thông thoáng cao của các cành, đồng thời cây cũng hấp thụ ánh sáng đều khắp và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, với độ thông thoáng cần thiết cho tán cây còn giúp giảm thiểu nguy cơ sâu hại tấn công. Đối với cắt tỉa tạo tán cho cây hồng giòn yêu cầu cần:

  • Cắt tỉa trong giai đoạn cây kiến thiết: sau khi trồng khoảng 1 năm cây phát triển có chiều cao tiêu chuẩn khoảng 1m trở lên việc cắt tỉa ngọn cần được thực hiện giúp tạo phần khung tán cho mỗi cây. Cành cấp 1 khi dài khoảng 60 – 75cm lúc này cần cắt tỉa nhằm tạo tán cấp 2, tiếp tục nuôi cành để phát triển các cành cấp 3 cho ra trái. Thời điểm thực hiện cắt tỉa thường vào cuối mùa đông, đầu xuân là thích hợp.

  • Cắt tỉa trong giai đoạn cây kinh doanh: cây hồng giòn sau khi thu hoạch việc cắt tỉa tạo tán cần thực hiện giúp kích thích sinh trưởng cho những mùa vụ tiếp sau, đồng thời cũng duy trì được độ thông thoáng cần thiết.

Yêu cầu trong bón phân cho cây hồng giòn

Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết giúp cây sinh trưởng nhanh, cũng sớm cho trái với chất lượng trái đạt tiêu chuẩn, năng suất cao như yêu cầu. Việc bón phân lúc này là công đoạn quan trọng cần tiến hành, tuyệt đối không thể bỏ qua. Chọn phân bón cho cây hồng có những tiêu chuẩn cụ thể là:

Bón lót

Công đoạn bón lót tiến hành trong giai đoạn làm đất, sau khi đã đào hố trồng đầy đủ. Bón lót cho canh tác cây hồng giòn chúng ta sử dụng lượng phân bón hữu cơ Organic 1, hoặc phân bón hữu cơ 3 con gà với liều lượng khoảng 1 – 3kg/ hố trồng.

Bón trực tiếp phân hữu cơ xuống hố trồng sau đó tiến hành lấp đất, phơi ải. Việc bón lót cần được thực hiện tối thiểu trước 15 ngày trồng cây. Bổ sung dinh dưỡng, cải thiện độ tơi xốp cho đất trồng giúp cây hồng giòn có điều kiện để sinh trưởng tốt hơn ngay sau khi trồng.

Bón thúc

Việc bón thúc cho cây hồng giòn thông thường sẽ được chia làm 3 đợt mỗi năm. Tuân thủ đúng tiêu chuẩn giúp quá trình canh tác giống cây này diễn ra thuận lợi, cây hồng giòn phát triển tốt và đem lại lợi ích kinh tế tối đa. Bón thúc cho cây hồng giòn cần đảm bảo:

  • Bón thúc lần 1: Thời điểm thực hiện khoảng tháng 1 – 2 hàng năm chúng ta sử dụng phân bón NPK 20-20-15 với liều lượng khoảng 0.5 – 1kg/ gốc trồng.

  • Bón thúc lần 2: Thực hiện vào khoảng tháng 4 – 5 hàng năm với khoảng 0.5 – 1kg/ gốc trồng phân bón NPK 20-20-15.

  • Bón thúc lần 3: Sử dụng phân bón NPK 17-7-17 hoặc Seven cây ăn trái với liều lượng khoảng 0.5 – 1kg/ gốc trồng tiến hành bón thúc vào khoảng tháng 8 hàng năm.

Kết luận



Chuẩn bị vườn trồng phù hợp, trồng cây giống đúng kỹ thuật, chăm sóc toàn diện giúp cây hồng giòn sinh trưởng thuận lợi, phát triển và cho thu hoạch năng suất cao, trong thời gian sớm nhất. Với kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng giòn được chia sẻ kể trên hy vọng các bạn có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng cho nhu cầu trồng trọt trên diện tích canh tác mà mình hiện có, thu được khoản lợi nhuận cao nhất.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy




2 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page