top of page

Cây Cúc tần Ấn độ

Updated: Nov 17, 2022

Cây cúc tần Ấn Độ phát triển mạnh mẽ với lá xanh quanh năm, không có lá phụ mọc thành chuỗi dài tuyệt đẹp như tấm mành thiên nhiên, như một dải lụa xanh mượt, uốn lượn che chắn cái nắng mùa hè gay gắt và có tác dụng lọc không khí rất tốt đem lại không khí mát lành. Mặc dù không có hoa nhưng cúc tần ấn độ có thể được xếp vào loại cây hoa leo vì độ đặc sắc của lá cúc tần như những cánh hoa nhỏ màu xanh đổ dài xuống rất đặc biệt và đẹp mắt.



Ý nghĩa Cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ vớ màu xanh nuột nà đầy sức sống

Đặc điểm Cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ được biết đến với nhiều tên gọi dây mành trúc, cây bạc đầu, dây dọi tên, có tên khoa học là Vernonia elliptica thuộc họ cúc có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Cây cúc tần ấn độ thuộc loại cây dây leo thân thảo hóa gỗ, sống lâu năm, có chiều dài khoảng 3-20m. Thân cây màu xanh khi còn non và chuyển nâu khi về già, có lông mịn màu xám, cành nhánh buông dài mềm mại. Lá cúc tần Ấn độ màu xanh đậm, hình oval thuôn dài, đỉnh nhọn hoặc tù, cuống lá ngắn, mép nguyên. Lá cúc tần ít rụng và xanh quanh năm.

Hoa cúc tần ấn độ nhỏ xinh mọc thành chùm xinh xắn, hoa có 5 cánh, dài khoảng 5-6mm, tràng hoa màu hồng nhạt. Quả bế màu nâu nhạt, hình trụ có 5 góc.



Cách trồng chăm sóc Cúc tần Ấn Độ

Cúc tần Ấn độ thuộc loại cây khỏe mạnh,phát triển nhanh chóng, chịu nắng, nóng, chịu hạn, và nước tốt, càng mưa nhiều cúc tần càng xanh tốt.

Cúc tần Ấn Độ trồng được trên nhiều loại đất , kể cả các loại đất xấu, nghèo dinh dưỡng, đất thịt hoặc pha cát, sỏi đá…. Trồng cúc tần ấn độ nơi thông thoáng, nhiều nắng, gió, tuy nhiên cây cũng chịu được bóng bán phần. Cúc tần Ấn độ thích nghi nhanh trong môi trường mới.

Nhu cầu nước tưới của cúc tần rất nhiều vì cây nhiều cành nhánh, nhiều lá ,lại úng úng khá tốt. Bạn có thể tưới nước hàng ngày cho cây vào buổi sáng.

Hàng tháng hoặc 2-3 tháng bón phân một lần giúp cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh mướt, nhiều cành nhánh.

Cúc tần Ấn Độ được nhân giống cực kỳ đơn giản bằng cành, chỉ cần vùi một cành trên thân cây xuống đất ẩm chỉ vài ngày sau cành đã mọc rễ mới, bẻ cành đó đi trồng ta đã có một cây cúc mới.

Vì cây buông rủ dài nên bạn phải có giàn hoặc chỗ gác dựa cho cây để cây có thể tạo dáng đẹp.



Ứng dụng cây Cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ có lá màu xanh mướt quanh năm , thân buông rủ mềm mại như dải lụa màu xanh là một giải pháp chống nắng nóng hiệu quả với chi phí thấp , không phải làm giàn, không cầu kỳ chăm sóc, không có rễ phụ mọc làm bẩn tường, vì chỉ khi có đất cây mới nảy rễ.

Cúc tần có thể trồng phủ kín bề mặt tường, cổng nhà, trồng từ tầng cao, ban công rủ xuống tầng dưới che khuất tầm nhìn vừa điều hòa không khí tạo không gian mát lành, vừa đem đến không gian riêng tư .

Cúc tần ấn độ còn được ưa chuộng trồng công viên, đô thị, trang trí cảnh quan , quán cà phê, tiểu cảnh …. Vừa dễ trồng, dễ chăm lại đem đến vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ, giàu tính thẩm mỹ.

Quả thật cây cúc tần ấn độ đã biết cách tạo nên sự khác biệt trong thế giới tự nhiên rộng lớn bằng chính bản thân mình, bằng thân cành uyển chuyển, dịu dàng , bằng một màu xanh tươi mát của lá, lá không bị rụng làm bẩn nhà mà đổ dài từ trên cao xuống hệt một bức tường thác đổ, xanh nuột nà và đầy cá tính. Cúc tần ngày càng được ưa chuộng trồng ở mọi nơi vì tính đa dụng của nó.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy


4 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page