top of page

Cây vối

Cây vối có tên khoa khọc: Syzygium nervosum DC. – Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr. et Perry, Eugenia opercuirata Roxb.

Họ thực vật: Đào kim nương

Nguồn gốc, xuất xứ: cây được du nhập từ các nước châu Á, khu vực Trung Quốc


Đặc điểm của cây vối Đặc điểm hình thái Thân: Vối thuộc loại thân gỗ nhỡ, với chiều cao khoảng từ 9 đến 14m. Thân cây vối tròn, gỗ cứng, bên ngoài vỏ màu nâu, không được nhẵn bóng. Thân chính có chia các cành, nhánh lá nhỏ.


Lá: Lá vối có màu xanh hơi đậm, lá mọc đối. Mép lá nguyên, hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn. Chiều dài của lá khoảng 15cm, bề ngang của lá khoảng 7cm. Gân lá hơi nổi, nhìn gần thấy rõ. Cuống lá cứng dài khoảng 4cm. Lá vối có mùi thơm mát nhẹ nếu ta vò ra.

Hoa: Hoa của cây vối có màu trắng, hoa mọc thành cụm thường thấy mọc ở nách lá.

Quả: Khi kết thúc quá trình ra hoa, bắt đầu hình thành giai đoạn ra quả. Quả vối nhỏ, có kích thước khoảng 8 đến 11mm. Hình dạng như elip, hoặc hình bầu dục. Da quả vối không nhẵn, khi già chín quả của cây vối có màu tím.


Đặc điểm sinh thái

Vối là loại cây ưa sáng, thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết và môi trường sống khác nhau.

Cây có khả năng chịu hạn tốt, ưa môi trường đất thoát nước tốt, đất tơi xốp và đủ dinh dưỡng.

Tốc độ sinh trưởng của cây: trung bình

Độ PH: 5-6,5

Ít sâu bệnh hại và không yêu cầu quá nhiều công chăm sóc

Tác dụng của cây vối - Khi nhắc đến vối là loại cây dùng làm nước uống và là cây thuốc khá hữu ích. - - Các bộ phận của cây được sử dụng triệt để ứng dụng vào nhiều trường hợp. Phần được nhiều người sử dụng nhất là lá của cây vối. Lá của cây được nhiều người sử dụng làm như trà để pha uống. Trong lá cũng chứa các thành phần như trong lá trà, có thành phần tannin làm thanh mát cơ thể. - Lá vối có khả năng làm giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm các virus, cúm hay cảm.


- Lá vối có nhiều công dụng khác nữa. Nhiều người còn sử dụng nước lá vối để tắm, rửa hay gội đầu. Nhằm là sạch, và để làm khỏi các bệnh lở loét, ngứa ghẻ của da. - Không những làm thanh má cơ thể uống nước lá vối còn có tác dụng trong phối kết hợp chữa các bệnh như dạ dày, đại tràng, các bệnh về đường ruột. Bộ phận tiếp theo được sử dụng là thân cây vối: Vỏ và thân cây vối có chất sát trùng rất mạnh. Vì thế bộ phận vỏ và thân cây được dùng làm chữa các bệnh ngoài da, sát trùng làm sạch các vết xước, vết sưng, loét ngoài da rất tốt. - Nếu không dùng để lấy lá uống thì gốc thân cây cũng là một trong những nhiên liệu chất đốt khá hữu ích. - Phần nụ của cây vối là một trong những bài thuốc rất tốt chữa các bệnh như tiểu đường. Nếu bệnh nhân mắc tiểu đường thì việc pha nước nụ hoa vối uống là một phương pháp rất hữu ích, trong nụ hoa vối có flavonoid giúp bệnh nhân cân bằng được đường huyết, và có thể làm giảm mỡ nhiễm máu. - Tương tự như lá vối, nụ hoa vối pha nước uống cũng giúp thanh mát cơ thể, giúp cơ thể thư giãn và làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. - Ngoài làm thuốc và đồ uống ra nếu ở điều kiện tốt cây vối cao khoảng 15m có thể làm cây bóng mát, cây ngoại thất sân vườn khá đẹp, vì cây xanh mát mang lại vẻ tươi tắn cho chính khu vườn và sân nhà bạn.



Cách trồng và chăm sóc cây vối

Cách trồng

- Cây vối là loại cây có khả năng thích nghi với môi trường sống khá tốt. Tốc độ sinh trưởng của cây cũng tương đối nhanh.

Thời vụ: nên trồng vào đầu mùa xuân (đối với khu vực miền bắc), hoặc trồng vào đầu mùa mưa ( đối với khu vực miền Nam).

Vị trí trồng: cây được trồng ở nơi thoáng và nhận được ánh sáng tốt nhất.

Đất trồng cây vối là loại đất tầng canh tác không quá dày. Giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.

Chuẩn bị cây giống: cây giống được chọn là những cây có lá xanh đậm, thân cành khỏe, búp lá non.

- Chuẩn bị hố trồng khoảng trước 1 tháng. Hố trồng chúng ta nên rắc vôi, dọn sạch cỏ và bón lót thêm phân xanh, mùn, xơ dừa hoặc một số phân hữu cơ khác. - Hố đào tương xứng với bầu cây vối khoảng 40x40x40cm.

- Đặt bầu xuống, tháo vỏ nilong bên ngoài của bầu, khi tháo nên chú ý không để vỡ bầu hoặc nứt bầu.

- Lấp đất xung quanh bầu, vừa lấp vừa nén giữ cây cho thẳng, không để cây bị nghiêng ngả.

- Lấy cây chống bảo vệ cây ở giai đoạn đầu để tránh các tác nhân xấu làm đổ cây vối hoặc gẫy cây.

- Tưới nước cung cấp đủ lượng nước độ ẩm cho cây ở giai đoạn mới trồng.

Cách chăm sóc cây vối

Cây vối là loại cây có nguồn gốc từ châu Á, khả năng sinh tồn của cây khá cao, thích nghi tốt với môi trường sống bên ngoài. Vì thế mà đối với yêu cầu chăm sóc cho cây không quá khắt khe.


Nước tưới: thời gian đầu yêu cầu về nước cho cây vối là khá quan trọng. Chúng ta có thể tưới 2 ngày 1 lần tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Sau giai đoạn khoảng 3 tháng khi cây đã cứng cáp chúng ta có thể giảm lượng nước tưới xuống phù hợp với cây. Quan sát độ ẩm của đất để cung cấp đúng thời điểm cho cây phát triển thân lá.


Ánh sáng là điều kiện quan trong với cây vối. Cây ưa sáng, vì thế mà chúng ta nên dọn cỏ dưới gốc. Cắt tỉa các cành lá cây xung quanh bớt rậm rạp để cây nhận được ánh sáng tốt nhất.

Phân bón: nếu cần chúng ta có thể bón cho cây loại phân hữu cơ, phân chuồng, 3 tháng 1 lần, 100g/1 gốc/1 lần. Hoặc sau 6 tháng đến 1 năm bón định kỳ phân bón NPK 1 lần với liều lượng (15-15-15) 50-100g/1 gốc/1 lần. kết hợp bón phân chúng ta nên dọn cỏ và xới xáo.

Cắt tỉa: cắt tỉa các cành lá vàng úa, già để tránh làm môi trường gây bệnh cho cây vối .



Cây vối là cây thuốc, cây lá uống được nhiều người yêu thích. Nếu bạn muốn trồng cây ngoại thất nhỏ thì hãy chọn cây vối trồng trong sân vườn nhà bạn. Cây vừa mang lại vẻ tươi mát mà bạn có thể dùng lá của cây để sử dụng trong nhiều trường hợp hữu ích.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy



1 view0 comments

Recent Posts

See All

Commentaires


bottom of page