top of page
Writer's pictureLACI MEDIA

Cây trúc Nhật

Updated: Nov 17, 2022

Tên thường gọi

Trúc Nhật, Phất Dụ Trúc Lang, Phất Dụ Trúc Quan Âm

Tên tiếng Anh

Tên tiếng anh của cây Trúc Nhật là Japanese Bamboo

Tên khoa học

Trúc Nhật có tên khoa học là Dracaena surculosa

Kích thước tối đa

Trúc Nhật cao khoảng 0,5m đến 1m. Lá dài khoảng 5-7cm, rộng khoảng 3-4 cm.

Nguồn gốc - Xuất xứ

Xuất sứ từ các nước Châu Á nhiệt đới như Nhật Bản, Việt Nam…



Đặc điểm nhận dạng

Thân: Trúc nhật mọc dạng bụi thưa, có thân mảnh, dài. Thân ít phân nhánh, các lóng thân dài.

Lá: lá trúc nhật thường mọc đối hay vòng hình bầu dục nhọn, thuôn tròn dài, mỏng như lá tre, nhưng mềm mại hơn và bóng hơn. Đầu lá nhọn có mũi, gốc có cuống rất ngắn gần như chỉ có bẹ nhỏ.

Phiến màu xanh nhạt có nhiều đốm loang lổ tròn màu trắng hay vàng nhạt (lá càng non càng loang lổ nhiều). Tùy vào loại trúc nhật sẽ có các màu lá và vệt loang khác nhau.

Hoa: Trúc nhật có hoa mọc thành từng cụm dài. Mỗi hoa có cánh chụm lại ở đỉnh, cuống chung vươn ra ngoài. Hoa nhỏ, màu trắng, có hương thơm nhẹ dịu.

Quả: Khi hoa tàn, cây kết quả có màu đỏ.

Màu sắc

Cây trúc nhật có lá màu xanh hoặc vàng xanh, trên mặt lá có những vết loang lỗ màu trắng, vàng,…

Các loại cây

Tùy vào màu sắc lá, Trúc nhật được chia thành nhiều loại như: Trúc nhật xanh, Trúc nhật vàng, trúc nhật sữa, trúc nhật lá sóc, lá đốm…



Đặc điểm - Đặc tính chung

Cây Trúc Nhật là loại cây chịu bóng, thích nghi trong những môi trường có độ ẩm tương đối. Tốc độ sinh trưởng của cây ở mức trung bình và rất dễ sống. Trúc nhật có khả năng chịu được nhiệt độ rất tốt, giới hạn chịu có thể xuống tới 10 độ C.



Ý nghĩa - Công dụng

Ý nghĩa: Trúc là 1 loài đại diện trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Thân cây trúc nhật mảnh mai, thanh nhã nhưng là biểu tượng cho người quân tử bản lĩnh, ngay thẳng nhưng khi cần vẫn mềm mại, linh hoạt.

Trúc nhật với nét đẹp mảnh mai, toát lên sự thanh tao, phù hợp với nhiều không gian kiến trúc nội ngoại thất khác nhau:

Cây trúc nhật được đặt trang trí tại nhiều khu vực tại các nhà hàng, khách sạn, công ty,… tại các lối ra vào, hành lang, quầy lễ tân,… hay trang trí tại các quán café tạo nên sự sang trọng, tươi mới.

Cây được trồng trong các văn phòng làm việc, giúp tạo cảm giác thư giãn, màu xanh của cây giúp tinh thần mọi người thoải mái và có thể tránh mỏi mắt.

Trúc nhật là cây cảnh trang trí nhà cửa được nhiều người ưa chuộng đặt ở phòng khách, lối đi, cầu thang,… Những chậu trúc nhật cảnh mini để bàn cũng sẽ làm không gian nhà bạn sinh động hơn.

Trúc nhật còn được trồng trong các cảnh quan sân vườn, công viên, kết hợp tiểu cảnh khác,…

Ngoài tác dụng làm cảnh, cây Trúc nhật còn có tác dụng điều hòa, thanh lọc không khí rất tốt. Trồng một chậu cây này trong gia đình vào mùa hè sẽ giúp mọi người cảm thấy như cái nắng nóng đã được xoa dịu.

Nhân giống - Ươm mầm

Cây trúc nhật thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc tách bụi:

Tách bụi: Dùng dao, đào và cậy gốc cây con từ cây mẹ sau đó cho vào trồng trong chậu mới, tưới và giữ ẩm cho cây. Bón thêm phân để rể cây phát triển, bám đất nhanh hơn.

Giâm cành: Dùng dao sắt cắt 1 đoạn thân già của cây mẹ, đoạn có khoảng 2 cặp lá. Giâm cành vào bầu đất trồng có độ dinh dưỡng, thoát nước cao, đất cần có độ tơi xốp, nên trộn tro trấu, xơ dừa. Tưới giữ ẩm cho cây hàng ngày đến khi cây ra rễ thì trồng ngoài chậu hoặc ngoài trời. Trồng cả bầu đất giâm để tránh làm đứt rễ cây.

Chú ý: Cây ưa sáng nên khi nhân giống nên cho cây phơi nắng nhẹ để cây ra lá tươi tốt hơn, tránh nắng quá gắt có thể làm chết cây.

Khu vực phân bố

Cây Trúc nhật hợp với khí hậu Việt Nam nên được trồng rộng rãi khắp các khu vực cả nước.

Các bệnh tật thường gặp

Cây trúc nhật thường gặp hiện tượng bị vàng lá. Nguyên nhân có thể do nhiều nguyên nhân như: cây bị mất nước, đất quá cằn cỗi, không còn dinh dưỡng, cây đã quá già hoặc do sâu bệnh, nấm hại gây ra

Khi có hiện tượng cây bị bệnh, cần cắt cành, lá bệnh đi và kiểm tra tình trạng đất, nước cho cây và khắc phục, tưới nước, thay đất, đem cây ra hứng nắng để tránh sâu bệnh.

Cách trồng và chăm sóc

Đất trồng: Chọn đất trồng tơi xốp, có dinh dưỡng cao vào thoát nước tốt. Nên thay đất định kỳ cho cây 6 tháng/lần.

Nước: Tưới nước cho cây 3 lần/tuần, tùy theo mức độ nắng nóng hay mưa nhiều,hoặc do không khí quá khô khi bạn sử dụng điều hòa.

Nhiệt độ: Nhưng nhiệt độ lý tưởng nhất để cây phát triển ổn định, giữ dáng là vào khoảng 20 – 35 độ C.

Ánh sáng: Cho cây hứng nắng 1 vài giờ vào buổi sáng trong tuần để cây quang hợp tốt hơn. Nếu không thể di chuyển nên trồng cây tại vị trí thoáng khí, tại giếng trời, hoặc thắp led sáng tại chậu cây.

Bón phân: Nên bón phân mỗi tháng cho cây để đảm bảo cây đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Cắt tỉa: Cắt tỉa cây khi cây đã quá già hoặc cao.Khi cắt nên cắt sát gốc. Loại bỏ những lá vàng, sâu bệnh để cây luôn xanh tươi.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy

4 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page