top of page

Cây tổ quạ

Updated: Nov 17, 2022

Về dáng vẻ bên ngoài, cây tổ quạ có thân ngắn, chiều cao khá khiêm tốn chỉ từ 30 – 50cm. Thay vào đó cây phát triển các lá dài, bên dưới là các rễ chùm dày đặc, có thể bám và ăn sâu vào nhiều lớp vỏ cây hay mùn đất.

Về đặc tính sống, cây có sức sống mãnh liệt, có thể mọc ở khắp các khu vực như vỏ thân cây lớn, dưới đám lá mục, đất mùn. Cây là loài ưa bóng, ưa ẩm và khí hậu mát mẻ, khá khó nhân giống trong điều kiện nuôi trồng.



Ý Nghĩa cây Tổ Quạ ( Tổ Chim )

Hiện nay cùng với sự phát triển của các thành phố lớn, với tốc độ bê tông hóa diễn ra ngày một nhanh chóng, số lượng cây xanh bị giảm thiểu đáng kể. Chính vì vậy mà ai cũng mong muốn được sống trong môi trường có sự xuất hiện của cây cối xanh mát. Ngoài ra, theo phong thủy, trồng cây còn là cách hóa giải những điềm dữ và mang đến điều tốt đẹp.



Cây tổ quạ nhờ tốc độ sinh trưởng nhanh, dáng vẻ xanh mướt, cây ráng ổ phụng được ưa chuộng để trồng làm cảnh cả ở nội, Ngoại thất.

Bạn có thể trang trí cây nhiều nơi bàn học, bàn làm việc, phòng khách, hành lang, thềm nhà.



Cũng có thể trồng trong chậu treo, trang trí ban công, cửa sổ, hoặc trồng trực tiếp ra đất để trang trí sân vườn, tiểu cảnh. Nhiều nhà hàng, khách sạn, đặc biệt là công viên cũng thường trồng cây tổ quạ để tô điểm thêm không gian.

Nhiều người còn sử dụng chậu cây tổ quạ để kết hợp trồng phong lan, mang lại vẻ đẹp vô cùng độc đáo.



Ngoài công dụng làm cảnh, cây tổ quạ còn được biết đến với khả năng loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc không khí vô cùng hiệu quả.

Không chỉ mang lại nhiều công dụng, trong phong thuỷ, cây ổ phụng còn được biết đến là loài cây mang lại may mắn, tài lộc và bình yên cho gia chủ.

Cách Trồng Cây Tổ Quạ

Nhu cầu trồng cây tổ chim của mọi người ngày càng nhiều vì chúng có hình dáng độc đáo và đẹp mắt cũng như sức sống bền bỉ và theo phong thủy cây tổ chim trồng ban công, trồng trong nhà hay văn phòng làm việc có thể mang đến sự sung túc, giàu sang cho gia chủ.



Cây tổ chim Có sức sống tốt, lại phù hợp với điều kiện nhiệt đới nước ta, quá trình trình chăm sóc cây tổ quạ không có gì quá khó khăn. Hôm nay vườn cây nhiệt đới sẽ hướng dẫn các bạn cách nhân giống và chăm sóc cây sao cho cây phát triển tốt nhất.

Nhân Giống:

Trong tự nhiên, cây sinh sản bằng bào tử, còn trong nuôi trồng chúng ta thường nhân giống bằng cách tách bụi hoặc tách nhánh. Tuy nhiên không có kinh nghiệm thì cũng khó thành công, nên cách tốt nhất bạn hãy mua ở các đại lý cây cảnh uy tín đảm bảo.

Đất trồng:

Cây thường sinh sống ký sinh trên các thân cây khác hoặc các môi trường mùn. Bởi vậy bạn có thể gắn cây tổ quạ lên các thân cây mục. Hoặc trồng trong đất nên lưu ý độ PH của đất chỉ từ 5.5 -6.5. trộn nhiều xơ dừa, than mùn, đảm bảo độ tơi xốp, thoáng khí và khả năng thoát nước.

Tưới Nước:

Cây tổ quạ thích hợp sống trong môi trường ẩm ướt, vì thế nước là thứ tuyệt đối không thể thiếu. Nếu trồng cây trong đất hay thân gỗ cần lưu ý bổ sung thường xuyên nước cho cây. Còn nếu trồng thủy canh cần cung cấp đủ dung dịch thủy canh cũng như thay nước dịnh kì. Vào mùa khô, nên tưới trung bình 2 lần/1 ngày. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý lượng nước tưới vừa đủ, không quá nhiều vì có thể làm úng rễ.

Ánh Sáng:

Mặc dù là cây được trồng trong nhà khá lý tưởng, nhưng cây tổ chim vẫn cần phải được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để quang hợp. Hàng ngày, chỉ cần đặt cây dưới ánh sáng nhẹ buổi sáng khoảng 60 phút, tránh việc đặt dưới nắng gắt vì có thể làm chết cây. Nếu trồng cây trang trí ban công, cần lưu ý thời điểm nắng nóng cao độ phải cất cây vào chỗ râm mát.

Nhiệt Độ:

Lý tưởng nhất để Cây Tổ Quạ có thể phát triển là từ 20-30 độ C, và tránh việc để cây bị chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Nếu lựa chọn trồng cây tổ quạ trong đất nên lưu ý độ PH của đất chỉ từ 5.5 -6.5, đây là những loại đất có chứa than mùn, đất xốp và thoáng khí. Ngoài ra, cần chú trọng bón các loại phân photpho để phát triển lá. Nắm chắc những điều cần lưu ý trên, cây ráng tổ phụng của bạn sẽ luôn xanh tốt.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy


55 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page