Cây Bằng Lăng núi hay còn gọi là Sang lẻ có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa. Nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ và các nước nhiệt đới khác. Loại cây này có hoa màu tím, khi nở trông rất đẹp.
1. Nguồn gốc cây Bằng Lăng núi
Cây Bằng Lăng nói chung có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa. Nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ và các nước nhiệt đới khác. Bằng Lăng có nhiều loại như: Bằng Lăng năm mảnh, Bằng Lăng láng, Bằng Lăng ổi, Bằng Lăng núi… Ngoài hoa màu tím, Bằng Lăng còn có những màu khác như màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ… trông rất đẹp.
Bằng Lăng núi là loại cây bản địa, mọc hoang dại trên núi vùng Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Nó có tác dụng lớn trong việc bảo vệ đất núi dốc, chống xói mòn rất tốt. Bên cạnh đó Bằng Lăng rừng giúp duy trì ổn định hệ sinh thái rừng Tây Nguyên.
Trước đây người ta không trồng Bằng Lăng núi nhưng hiện tại nó lại là loại cây được nhiều người yêu thích và mua về trồng. Cá nghệ nhân chơi cây cảnh thường “săn lùng” Bằng Lăng Rừng để đem về làm Bonsai hoặc để ghép gốc Bonsai.
2. Đặc điểm cây Bằng Lăng núi
– Cây Bằng Lăng núi thuộc dạng cây thân gỗ lớn, cây cao, tán rộng từ 2 – 3m, phân thành nhiều tầng tán khác nhau
– Dáng Bằng Lăng núi đẹp, có nhiều cành gần như nằm ngang làm cho tán cây có nhiều tầng, lá lớn màu xanh đậm
– Đây là loại cây dễ trồng và chịu hạn rất tốt, thích hợp trồng ở vùng núi và ở cả đồng bằng, sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm thì sẽ nở hoa
– Bằng Lăng núi nở hoa vào tháng 6 tới tháng 7 âm lịch vì thế trái với mùa hoa của loại bằng lăng tím
– Hoa của Bằng Lăng rừng rất khác so với hoa của các loại Bằng Lăng khác: cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, hoa có màu trắng tím nhạt.
Chính vì vẻ đẹp mong manh, dịu dàng như thế nên một số nghệ nhân ví bằng lăng núi là “phong lan” và tạo dáng thành bonsai cây cảnh
3. Công dụng của Bằng Lăng núi
– Bằng Lăng rừng là loại cây phòng hộ ở các núi đồi của Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Nó có tác dụng chống xói mòn đất, bảo vệ đất
– Tạo cảnh quan đẹp cho rừng núi, duy trì ổn định hệ sinh thái
– Gỗ của cây Bằng Lăng núi thuộc nhóm gỗ loại III, giá trị tốt hơn so với các loại Bằng Lăng khác ở đồng bằng vì thế nó cũng được sử dụng vào nhiều mục đích chế tác các loại đồ mộc
– Cây Bằng Lăng núi góp phần làm đẹp các công trình cảnh quan, trong các thiết kế phong cảnh nhà vườn cũng như trong các thành phố, khu dân cư, khu đô thị hay dọc theo đường cao tốc và các con đường phụ…
– Ngoài tác dụng làm đẹp thì Bằng Lăng núi còn được biết đến bởi dược tính của nó. Tùy mỗi bộ phận mà dược tính sẽ khác nhau.
+ Vỏ cây và lá dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy
+ Hoa cũng được dùng để chữa tiêu chảy, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu rất có ích với những người mắc bệnh về bàng quang hay thận
+ Quả được dùng để đắp lên các vết thương lở loét
+ Hạt Bằng Lăng núi có tác dụng an thần, gây buồn ngủ
+ Lá được dùng để làm trà. Nhiều người dân bản địa rất thích uống nước hãm từ lá Bằng Lăng núi. Ngoài ra, các hợp chất tanin trong lá cũng được chứng minh có tác dụng làm hạ đường huyết
4. Tiêu chuẩn chọn giống và kỹ thuật trồng cây Bằng Lăng núi
▼ Tiêu chuẩn chọn giống Bằng Lăng núi
– Lấy giống từ cây bố mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và có hình dáng đẹp, tán đều, tuổi từ 10 – 20
– Khi quả chín thì đem về phân loại, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều. Đem quả chín rải đều phơi nắng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô thì thu hạt tốt rồi bảo quản nơi khô ráo.
▼ Kỹ thuật trồng cây Bằng Lăng núi
– Sau khi gieo hạt 3 – 4 tuần thì nhổ cây mạ để cấy vào bầu. Cấy xong che nắng 100% từ 5 – 6 ngày
– Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dần dàn che ra, lưu ý là không tháo hết. Đến khi cây con được 1 – 1,5 tháng thì dỡ bỏ hoàn toàn và tiến hành đảo bầu
– Trộn đều hạt và cát khô theo tỷ lệ 1 phần hạt + 3 phần cát. Gieo từ từ, nhẹ nhàng để đảm bảo hạt được rải đều trên mặt luống
– Sau khi gieo xong phủ 1 lớp cát mịn khoảng 3 – 4mm phủ lên trên. Tưới nhẹ một ít nước bằng bình có vòi hoa sen cho đủ ẩm để hạt nảy mầm
– Dùng rơm, cỏ khô, lá khô đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để che phủ mặt luống. Hàng ngày tưới nước đều đảm bảo đất đủ ẩm. Sau 3 – 4 ngày, cây mạ mọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ ra
Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy
Comments