top of page

Cây mít

Updated: Nov 24, 2022

Giới thiệu cây mít là cây gì



Đây là giống cây rất quen thuộc trong đời sống trong đời sống của người dân Việt Nam ta. Trước đây mít chỉ xuất hiện nhiều tại các vùng quê, hiện tại mít đã được trồng để xuất khẩu và nhiều gia đình cũng trồng mít trong khuôn viên sân vườn, biệt thự. Một số thông tin về cây cụ thể như sau:

Tên thường gọi: cây mít, một số nơi khác có thể gọi là Chay hay Sa kê.

Tên tiếng Anh: Jackfruit tree

Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus

Họ thực vật: Dâu tằm. Cây mít thuộc nhóm thực vật hạt kín.

Nguồn gốc xuất xứ: là cây công trình có nguồn gốc từ vùng Nam Ấn Độ, một địa điểm có nhiệt độ và lượng mưa tương tự như tại vùng miền nam thuộc Việt Nam.

Phân bố: Hiện nay loài cây này được phân bố tại khá nhiều nước như Thái Lan, Bănglađét, Philippines… Cho đến năm 1992 thì mít đã được lựa chọn là cây ăn quả ngon và được các nhà nghiên cứu cây trồng phát triển và lai tạo thành nhiều giống mới.

Những đặc điểm của cây mít

Để có thể nhận dạng và phân biệt loài cây này với những loài cây khác trong họ, bạn cần chú ý những mô tả cây mít về đặc điểm, cấu tạo của loại thực vật này như sau:

Đặc điểm về hình thái

Đây là cây thân gỗ xuất hiện tại nhiều địa phương tại Việt Nam. Mít có tuổi thọ rất cao và là một trong những loại cây lâu năm được yêu thích và xuất hiện tại nhiều địa điểm.



Thân cây mít có màu xám đậm, vỏ cây hơi loang. Nhiều người thắc mắc cây mít cao bao nhiêu thì loài cây này khi trưởng thành có chiều cao trung bình từ 7-15m, cá biệt cây có thể cao tối đa tới 20m. Đường kính trung bình khoảng 50cm khi cây trưởng thành. Tuy nhiên có những cây lớn đường kính có thể lên đến gần 1m hoặc hơn.

Cành mít có nhiều nhánh, trên các nhánh nhỏ non thường xuất hiện lông tơ. Phần cành non có màu xanh đậm sau đó dần dần chuyển thành màu nâu sau khi lớn.

Lá cây mít màu xanh nhạt khi non sau đó dần chuyển thành màu xanh đậm và chuyên vàng khi già. Lá hình bầu dục, nổi rõ gân và thường có chiều dài khoảng 15 đến 20cm, chiều ngang khoảng 5 đến 7cm. Lá dày, cứng và mép lá không có răng cưa. Đầu lá tròn, phần mặt sau lá có mọc lông.

Hoa mít mọc ngay trên cuống lá, phần tiếp giáp giữa cuống lá và cành con hay thân chính. Hoa cũng có thể mọc xung quanh gốc. Hoa mít ngắn và thô, cây có cả hoa đực và cái. Hoa đực mọc thành cụm, trên mặt ngoài có lông tơ mềm. Hoa cái mọc theo trục với số lượng lên đến vài trăm hoa và phía trên mặt có nhụy trẻ đôi.

Quả mít có hình trái xoan với kích thước trung bình dài 60cm chiều dài và đường kính khoảng 40cm. Phần vỏ quả màu vàng nâu, có nhiều gai cứng và nhọn. Phía bên trong quả có múi vàng, thơm, trong múi có hạt màu nâu.



Đặc điểm sinh trưởng cây mít

Loài cây này có khả năng thích ứng được nhiều điều kiện thời tiết và sinh sống được ở vùng nhiệt độ thấp từ 18-20 độ C. Cây cho ra quả quanh năm và có khá nhiều giống lai tạo có thể ép quả ra sớm hay muộn phù hợp mùa vụ, bán được giá hơn.

Các giống mít khác nhau cũng cho trái ở những thời điểm khác nhau. Bởi vậy tại Việt Nam hầu như mùa nào cũng có thể xuất hiện và thưởng thức loại quả thơm ngon này.



Tuy nhiên trong lứa đầu tiên cây cho quả thì không nên lấy trái luôn vì cây chưa ổn định. Chất lượng quả cũng chưa cao và đạt đúng như mong muốn. Kể từ năm thứ 3 trở đi thì sản lượng mới đạt yêu cầu, trái sẽ to hơn, ngọt hơn và đẹp hơn.

Kể từ thời điểm cây bắt đầu trổ bông cho tới khi thu hoạch trái chín từ 120 đến 130 ngày. Mỗi cây 5 năm có thể có 15 - 20 trái thậm chí có cây sản lượng cao lên đến 30 quả. Trọng lượng múi bằng khoảng 45 đến 50% trọng lượng trái.

Các giống cây mít tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam có khá nhiều giống mít với mùi vị, hình dáng quả và múi có sự chênh lệch nhau. Cụ thể:

Mít cổ truyền: Giống cây mít này được trồng phổ biến và có quá trình xuất hiện, phát triển khá lâu đời ở các tỉnh. Cây cao, phần búp và lá non không có lông trên bề mặt. Trái to có thể từ 2 cho đến 20Kg.

Mít nghệ cao sản: có thể chịu được điều kiện khô hạn tốt, trái to, múi dày giòn, thường được sử dụng để xuất khẩu.

Mít tố nữ: Là giống mít khá nổi tiếng với chiều cao có thể lên đến 20m. Cây cho trái trong khoảng từ 3 đến 5 tuổi, 2 vụ mỗi năm. Phía trên lá và ngọn cây có lông dựng đứng. Quả có kích thước nhỏ, thông thường dưới 2Kg và có thể tách múi khỏi xơ và vỏ khá dễ dàng. Hương vị mít tố nữ khá đặc biệt, pha trộn giữ mít với sầu riêng.

Bên cạnh đó còn có mít thái, mít không hạt, mít ruột đỏ hay mít Viên Linh. Mỗi loại có đặc điểm cây, múi và sự phát triển sinh trưởng có điểm khác biệt nhau nhưng không nhiều.

Công dụng và vai trò của cây mít trong nhiều lĩnh vực

Mít có khá nhiều công dụng trong các lĩnh vực của đời sống. Cụ thể:

Giá trị với ngành y học

Trong ngành y, các bộ phận của cây được sử dụng như sau:

Lá mít dùng làm thuốc lợi sữa cho mẹ sau sinh, chữa ăn uống không tiêu, rối loạn tiêu hóa. Lá mít giã nát đắp còn giúp giảm sưng đau mụn nhọt

Quả mít xanh có tác dụng làm săn da. Quả chín ngoài việc là món ăn ngon còn có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt và giải rượu.

Hạt mít có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa, lợi sữa.

Giá trị cảnh quan

Loài cây này tường được trồng trong sân nhà, khuôn viên biệt thự, khu du lịch, resort… Cây có tán lớn, bóng rợp, có thể làm cây che mát công trình, tạo không gian gần gũi với thiên nhiên. Nhiều gia chủ lựa chọn cây lớn để trồng trong vườn nên việc mua bán cây thụ được diễn ra khá sôi động.

Giá trị kinh tế

Giá trị kinh tế của cây mít được thể hiện chủ yếu ở phần thân cây và quả của cây. Gỗ mít thuộc nhóm IV, trọng lượng nhẹ, thớ gỗ mịn, thân dẻo, ít bị sâu hay mối mọt. Gỗ thường được sử dụng để đóng bàn thờ và một số đồ nội thất.



Giá trị kinh tế tiếp theo của cây là từ phần quả. Mít có mùi vị đặc trưng, múi vàng thơm ngon không những được yêu thích trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đặt biệt tại Việt Nam có các giống mít quanh năm như mít da xanh Thái Lan hoặc mít có mùi vị đặc trưng như Tố nữ được ưa chuộng.

Giá trị thẩm mỹ

Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt. Dù đất đai cằn cỗi, nhiều sỏi đá thì vẫn có thể sống tốt. Nhiều người thường trồng mít để vừa có thể làm cây ăn quả, vừa tạo không gian xanh. Đây cũng là loại cây che bóng mát khá hiệu quả mà không cần kỳ công chăm sóc.

Ý nghĩa của phong thủy của cây mít

Mít mọc thành chùm nhiều quả nên được cho rằng biểu trưng cho sự đoàn kết. Bên cạnh đó cây có thể sinh trưởng trong điều kiện đất đai cằn cỗi nên cũng tượng trưng cho sự kiên cường, biết vượt qua khó khăn.

Kỹ thuật trồng cây mít cho năng suất và chất lượng cao



Để đảm bảo cây có năng xuất cao ngay từ thời điểm đầu chọn giống đến các khâu chăm sóc, cụ thể như sau:

Chọn giống

Có khá nhiều giống mít hiện nay, cả giống truyền thống lẫn các loại lai cho năng suất lớn. Ví dụ như Mít mật, mít dai, mít Tố nữ, mít Thái, mít nài… Tùy điều kiện thời tiết, khí hậu và môi trường sống mà bạn chọn được giống cây phù hợp. Cây giống cần khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và có điều kiện phát triển tốt.

Các phương pháp nhân giống

Hiện nay có các phương pháp nhân giống cây mít cụ thể như sau:

Giống cây ghép: Cây cần có gốc đường kính tối thiểu 0.8 cm, chiều cao từ 35 cm trở lên. Cây giống từ 5 – 6 tháng, có thể ghép vào vụ xuân tháng 3, 4 hoặc vụ thu là tháng 8, 9.

Đối với các cây con mọc từ hạt thì trước khi đưa đưa ra trồng phải ngừng bón phân 14 ngày. Bên cạnh đó cần giảm chế độ tưới nước và tiến hành xịt rầy, điều trị các bệnh về nấm cho cây.

Đối với phương pháp giâm rễ hay giâm cành cần chọn rẽ và cành bánh tẻ đã có lá ổn định. Tiếp đó cắt thành từng đoạn dài khoảng 20cm. Đoạn càng giâm này cần được dung dịch thuốc chống nấm (Benlate C, Aliette…0,15%) để đề phòng nấm bệnh. Cành cần được cắm nghiêng sâu khoảng 15 cm và thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây cho đến khi chồi mọc cao 10 cm. Sau đó mới đem giâm vào bầu để chăm sóc và trồng ra ngoài.

Phương pháp chiết cành từ cành già không sâu bệnh. Sử dụng dao nhọn sắc khoanh 2 đường cách nhau khoảng 5 cm. Tiếp tục dùng vải sạch lau kỹ phần vừa cắt và để cho khô nhựa khoảng 2 đến 3 và bó bằng nilon như những loài khác.

Quá trình trồng cây mít

Thời vụ trồng thích hợp nhất là vào mùa mưa vì cây ưa nước. Thời điểm này khiến cây thích nghi nhanh, dễ sống và tiết kiệm công sức cho người trồng.

Chuẩn bị đất trồng tốt, có nhiều mùn, giun, dế giúp cây có thể sai quả. Trước khi đặt cây vào hố hãy bón phân chuồng hoai mục để bổ sung dinh dưỡng.

Mật độ trồng cây và hàng cách nhau khoảng 5 đến 6m. Mỗi hecta có thể trồng được từ 210 - 300 cây. Nếu đất tốt thì cần trồng thưa vì cây phát triển nhanh, đất xấu nên trồng dày để hạn chế cây cỏ mọc cạnh tranh.

Cách trồng: Tiến hành bón lót với hỗn hợp gồm 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0,4kg lân + 0,4kg vôi bột. Cần thêm 10 gam chất Furadan 3G để sát trùng, diệt nấm mốc gây hại. Mặt bầu của cây giống ngang so với mặt đất nếu bằng phẳng. Nếu đất dốc cần trồng mặt bầu thấp hơn 25cm.

Kỹ thuật chăm sóc cây mít để đảm bảo sự phát triển

Cây non khi được mang ra trồng cần được chăm sóc đúng kỹ thuật với những thông tin sau đây:

Cách tưới nước

Sau khi trồng cây xong thì tưới nước 2 lần/ ngày. Sau khi cây được 1 năm thì lượng nước nên được hạn chế bớt để đảm bảo phát triển khỏe mạnh.

Cách cắt tỉa, tạo tán

Cây mít cao khoảng 1m nên tỉa cành. Sau những lần thu hoạch cũng nên tỉa để bớt rậm rạp. Với cây chưa có quả thì mỗi năm 2 đến 3 lần còn cây có quả rồi thì mỗi năm một lần sau khi thu hoạch hết. Các cành nhỏ cần được loại bỏ, chỉ giữ lại 4 hay 5 cành cấp 1 cách gốc khoảng 45cm

Cách bón phân

Năm đầu bón phân vào thời điểm cuối mùa mưa, năm thứ hai và thứ ba tưới đầu mùa mưa. Sang năm thứ 4 có quả thì bón phân sau mỗi lần thu hoạch với tỷ lệ 20kg phân lân NPK, 30kg Super lân, 30Kg K2SO4. Bên cạnh đó để lá cây phát triển thuận lợi có thể bón thêm:

Phân chuyên dùng cho lá AT-01 với liều lượng 0,4kg một gốc cây.

Trước khi cây ra hoa bón 0,4kg AT-02.

Trước khi thu hoạch quả 1 tháng bón 0,3kg phân NPK (13-7-19 +TE).

Ánh sáng

Mít là loài cây ưa sáng, tán rộng nên cần trồng trong điều kiện ánh nắng nhiều, không trồng trong những vùng đất rậm rạp và bị che ánh sáng tự nhiên.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mưa ẩm nắng nóng đều sinh trưởng tốt, tuy nhiên theo kinh nghiệm của người trồng lâu năm cần tránh lượng mưa quá lớn gây ngập úng thối rễ.

Làm cỏ

Tiến hành làm cỏ cho cây khi còn nhỏ 2 lần mỗi năm để cây không bị cỏ lấn áp ăn hết dinh dưỡng của cây. Sau khi cây lớn thì có thẻ làm cỏ xới đất 1 năm 1 lần. Xới đất xa gốc để hạn chế đụng chạm rễ vì rễ mọc khá nông.

Các bệnh thường gặp ở cây mít và cách phòng chống, chữa trị

Đây là loài cây không có quá nhiều sâu bệnh, tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng có thể gặp một số bệnh thường gặp sau:

Ruồi đục trái vào mùa mưa gây ra bệnh thối trái do chúng châm vào trái, đẻ trứng và trứng biến thành dòi, gây hại bên trong thịt. Trên vỏ trái thường có đốm màu nâu và nhựa chảy ra, tại vết bệnh bị mềm nhũn. Thời điểm dễ bệnh là lúc non và sắp chín nên cần phòng tránh bằng cách bọc nilon, bao giấy hay phun các chế phẩm sinh học.

Sâu đục thân, đục cành xuất hiện quanh năm. Xén tóc đuôi xám sẽ đẻ trứng lên thân cây, trứng nở thành sâu làm tổ và lấy dinh dưỡng bằng cách ăn phần thịt cây. Biểu hiện đó chính là mùn cây xuất hiện tại các lỗ trên thân. Cần tìm xén tóc để tiêu diệt vào tháng 4 5 6. Nếu phát hiện sâu cần đục lỗ, cho chế phẩm trừ sâu vào tăm bông và bịt lỗ lại.

Bệnh thối gốc, chảy nhựa xuất hiện vào mùa mưa hoặc tại những vườn ẩm ướt, bị nhiều vết thương. Dấu hiệu của bệnh là gốc cây xuất hiện nhiều vết lở loét, mủ và dịch từ bên trong rỉ ra nhiều, vò cây thối và lá cây bị vàng, rụng, chết cây. Cần vệ sinh vườn thường xuyên, tránh rậm rạp ẩm ướt nhiều.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy

11 views0 comments

Recent Posts

See All

Opmerkingen


bottom of page