top of page

Cây lá nếp (lá Dứa)

Updated: Nov 21, 2022

Lá nếp có rất nhiều tác dụng được sử dụng khá phổ biến để làm bột tạo màu cho nhiều đồ ăn, cũng như tạo hương thơm đặc trưng vốn có của loại lá này.



Bên cạnh đó, lá nếp có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả trong y học.


Giống cây lá nếp có 2 loại


- Cây lá nếp gai đỏ: Có hình kim to bản, dạng kiếm, thường dài 80-120cm, rộng 4-8cm, viền lá và gân chính phía dưới có gai nhọn đỏ.

- Cây lá nếp lá đốm: Lá dạng kiếm, bên mép viền có màu vàng trắng.


Tập tính sinh thái của cây lá nếp, lá dứa

Cây khỏe mạnh, ưa ánh sáng mặt trời đầy đủ, chịu được râm mát, chịu khô hạn và cũng chịu được cả ẩm ướt, ưa sống trong môi trường nhiệt độ cao, màu mỡ, nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ sinh trưởng là từ 23-32oC, mùa đông nhiệt độ phải ấm áp và tránh gió, không được thấp hơn 10oC.



Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây lá nếp


Bước 1: Chọn giống.

- Nên chọn một trong 2 loại giống cây lá dứa và chọn những cây có thân mập mạp, lá mượt, tươi, giống tốt.

- Yêu cầu chọn giống phải được chú trọng để quyết định trong quá trình trồng cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Bước 2: Chuẩn bị đất trồng.

- Cây lá nếp phát triển nhanh và không quá kén đất, nhưng trước khi gieo trồng cần chú ý cải tạo lại đất.

- Trước khi trồng đất cần được xới tơi lên để đất xốp.

- Có thể sử dụng thêm vôi rắc để diệt các mầm mống sâu bệnh và khử độ chua của đất sau những lần trồng và thu hoạch trước đó.

Bước 3:Trồng cây.

- Đào hốc, trồng cây và lấp đất lại. Lưu ý cần nén gốc sau khi trồng để tránh việc cây bị nhổ lên do tác động của môi trường và của con người.

- Sau khi trồng thì tiến hành che đậy khoảng 10 ngày và tưới nước cho cây phát triển.

Bước 4: Chăm sóc.

- Sau khi trồng được khoảng nửa tháng thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò...

- Vào mùa khô nên thường xuyên giữ ẩm cho cây bằng cách tưới nước thường xuyên và chú ý phải làm sạch cỏ.


Bước 5: Thu hoạch.

- Sau khi trồng khoảng 1- 1,5 tháng là cây lá dứa cho thu hoạch lần đầu tiên.

- Sang tháng thứ 2 cây bắt đầu đẻ nhánh nhiều, bẹ lá to dần là có thể thu hoạch được.

Một số lưu ý trong quá trình trồng và chăm sóc cây lá nếp


- Cây lá nếp là loại cây không kén chọn đất trồng, chính vì thế khi trồng cần đảm bảo thoát nước tốt tránh bị ngập úng dẫn đến thối rễ.

- Thường xuyên tưới nước cho cây để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất là vào mùa nắng thời tiết khô hanh làm đất nhanh khô.

- Là loại cây ít khi bị sâu bệnh xâm hại, nếu không được thông thoáng gió thì dễ bị bọ cánh cứng tấn công, khi đó có thể dùng trực tiếp bàn chải nhúng vào xà phòng rồi quệt lên cây để trừ bệnh hoặc cũng có thể dùng loại thuốc imidacloprid để phun.


Lá dứa - thần dược của sức khỏe và sắc đẹp


Theo Đông y, lá dứa dùng để chữa nhiều bệnh lý như: Đau nhức xương khớp, bệnh gút, chữa ho, viêm phế quản và ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường tuýp 2. Về cơ bản, lá dứa không độc hại nên nếu bệnh nhân tiểu đường sử dụng lâu dài sẽ không có hại cho cơ quan nội tạng bên trong.


Tốt cho sức khỏe


Tăng cảm giác ngon miệng: Khi ăn uống kém ngon, bạn hãy đun sôi 10gr lá dứa chung với 3 ly nước đến khi còn lại 1 chén. Chia nước lá dứa thành hai phần để uống vào buổi sáng và buổi tối.


Giữ hơi thở thơm tho: Nhai lá dứa giúp loại bỏ mùi hôi miệng.


Nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe: Các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe có trong lá dứa có tác dụng tăng cường sức khỏe hiệu quả.


Chữa chuột rút: Uống trà lá dứa có thể chữa chứng chuột rút đường tiêu hóa, nhất là chuột rút dạ dày. Để pha trà lá dứa, hãy đun sôi 3 chén nước, rồi cho thêm 4 lá dứa, 5 hạt bạch đậu khấu, 1 miếng gừng bằng ngón tay. Tiếp tục đun sôi ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 10 phút. Rót trà ra ly và cho thêm 2 thìa đường cọ.


Giảm lo âu và căng thẳng: Để giải tỏa tâm tạng lo âu và căng thẳng, bạn hãy uống 2 hay 3 tách trà lá dứa mỗi ngày.


Chữa đau nướu răng: Mặc dù chải răng mỗi ngày, bạn vẫn có thể bị đau nướu răng hay có những vấn đề về răng miệng. Trường hợp này, hãy thử nhai lá dứa tươi hay khô.


Giảm sốt: Các bài thuốc cổ truyền của người Đông Nam Á thường dùng nước hay trà lá dứa để trị sốt, nhờ giúp giảm thân nhiệt. Thức uống bổ dưỡng này còn giúp giảm đau ngực do bị ho.


Nhuận tràng: Nếu trẻ nhỏ trong nhà có vấn đề về tiêu hóa, hãy uống trà lá dứa. Đây là cách chữa bệnh tự nhiên, đơn giản, hiệu quả và an toàn cho trẻ.


Chữa đau nhức cơ: Lá dứa cũng có hiệu quả cao trong chữa trị đau nhức cơ. Hãy uống trà lá dứa ngay khi cảm thấy đau nhức cơ do mệt mỏi.


Trị táo bón: Lá dứa có tác dụng bình ổn hoạt động của ruột. Nếu có vấn đề về táo bón, đừng quên uống trà lá dứa vào ban ngày và buổi tối.


Thanh tẩy cơ thể: Uống trà lá dứa giúp loại bỏ độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể, nhờ nước lá dứa có tác dụng trung hòa các độc tố.


Phục hồi năng lượng sau sinh con: Sau khi sinh con, người mẹ mất nhiều năng lượng và cảm thấy mệt mỏi. Để khắc phục, bạn hãy uống trà lá dứa.


Giảm sốt: Các bài thuốc truyền thống của Đông Nam Á thường dùng trà lá dứa để trị sốt, để giảm thân nhiệt. Thức uống bổ dưỡng này còn giúp giảm đau ngực do bị ho.


Chống tăng đường huyết: Một số nghiên cứu đăng trên tạp chí Pharmacognosy của Thái Lan năm 2015 phát hiện, lá dứa hay chiết xuất lá dứa có thể giúp giảm lượng đường trong máu.


Chăm sóc sắc đẹp


Chữa da bỏng nắng: Lá dứa là một trong những cách hiệu quả để chữa da bỏng nắng vào mùa hè. Bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm có pha thêm trà lá dứa để làm dịu các vết bỏng nắng.


Nhuộm đen tóc: Đun sôi 7 lá dứa đã rửa sạch và cắt nhỏ với nước, sau đó để nước cô đặc lại qua đêm. Sáng hôm sau, trộn thêm 3 thìa nước trái nhàu để mát xa cho da đầu, trước khi gội sạch tóc. Nếu thực hiện thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt hơn.


Trị gàu: Nếu dầu gội không thể loại bỏ gàu trên tóc, hãy thay bằng lá dứa. Nghiền nát 10 lá dứa, trộn chung với 100ml nước, sau đó thoa hỗn hợp này lên da đầu và để yên trong 30 phút trước khi xả sạch tóc với nước hay dầu gội đầu. Để có kết quả cao, cần thực hiện cách này thường xuyên. Ngoài tác dụng trên, lá dứa còn giúp dưỡng tóc và ngừa rụng tóc.


Làm thuốc dân gian


Trị thấp khớp: Đun nóng khoảng nửa chén dầu dừa ở lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ khoảng 3 lá dứa (đã rửa sạch và cắt mỏng) vào dầu dừa. Khuấy đều cho đến khi nguội rồi dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.


Có thể đắp lá dứa lên các cơ và khớp bị đau nhức và viêm tấy. Để tăng hiệu quả, hãy chà ít dầu dừa lên lá dứa trước khi đắp.


Chữa bệnh tiểu đường: Lá dứa đem rửa sạch, phơi khô nhưng đảm bảo vẫn còn màu xanh. Cắt nhỏ 10 lá dứa và nấu với 2,5 lít nước, còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá dứa này uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá dứa. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả. Khi dùng bài thuốc lá dứa trị tiểu đường người bệnh phải kiên trì mới có kết quả.


Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy


11 views0 comments

Recent Posts

See All
bottom of page