1. Tên thường gọi và nguồn gốc của cây
Tên thường gọi: Cây Huy Hoàng
Tên khoa học: Aglaonema White Rain.
Họ: Araceae
Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Á và Đông Nam Á.
2. Đặc điểm hình thái của cây Huy Hoàng
Cung Điện Vàng là cây thân thảo sống lâu năm. Khi trưởng thành cây có thể đạt độ cao từ 20 -150cm.
Lá cây của cây Huy Hoàng hình bầu dục to, thuôn dài, nhọn ở đầu. Lá cây dày và mọng nước. Lá cây tương đối phong phú về màu sắc như: vàng, đỏ, xanh. Lá cây có gân đỏ màu đỏ. Mọc tỏa ra từ thân. Cây trồng thành khóm, bụi không có cành.
Hoa của cây có màu trắng hoặc xanh hoa mọc kín đáo sau những tán lá của cây. Hoa của cây ra khá ít không được nhiều loại như những cây khác, vì chủ yếu cây trồng để lấy lá điều hòa không không gian.
3. Công dụng của cây Huy hoàng
Cây được sử dụng nhiều trong kiến trúc nội thất phong thủy. Cây Huy Hoàng được trồng chủ yếu để trang trí không gian trong văn phòng, công ty do cây có khả năng lọc khí, thải độc tố, điều hòa không khí trong văn phòng. Nên cây được sử dụng nhiều, chúng ta có thể thấy cây nhiều ở hành lang những phòng làm việc và cả những cây nhỏ ở bàn làm việc của những nhân viên yêu cây xanh nữa.
Cây còn được trồng để bàn làm việc ngoài việc làm không gian thêm tươi mát thì cây còn sử dụng để thay đổi phong thủy của người chăm sóc. Cây mang vận khí may mắn, gặp nhiều niềm vui cho người chăm sóc.
Cây được sử dụng nhiều để làm quà tặng cho người thân, bạn bè nhờ ý nghĩa mà cây mang lại và công dụng của nó.
4. Ý nghĩa của cây Huy hoàng
Cây có hình dáng như những bông pháo hoa để chúc mừng nên cây đã thường được sử dụng để trồng trong cung điện với ý nghĩa may mắn. Vì vậy cho đến ngày nay cây vẫn luôn mang hàm ý may mắn. Bởi vậy mà người trồng thường đặt cây ở những vị trí sang trọng như sảnh lớn để chào mừng người đến.
5. Yêu cầu kĩ thuật và chăm sóc cây Huy hoàng
Đất trồng:
Bạn có thể trồng cây với đất mùn, nhiều chất dinh dưỡng và thông thoát nước. Đây là điều quan trọng do cây nếu bị úng hay nước nhiều sẽ bị thối rễ và chết
Ánh sáng:
Cây lớn chậm, không mất nhiều không gian. Cây ưa râm, mát nên phù hợp với trồng văn phòng với ánh sáng tự nhiên. Nên khi lựa chọn vị trí đặt cây không cần quá nhiều không gian nhưng cần ở môi trường thoáng khí, để cây có thể hô hấp.
Nhiệt độ:
Cây ưa mát, không ưa nắng gắt hay nhiệt độ cao sẽ làm giảm quá trình phát triển của cây. Cây dễ bị căng thẳng dẫn đến héo nếu ở môi trường quá nóng.
Tưới nước:
Cây khá ưa ẩm nhưng vì thường được sống trong nhà nên quá trình thoát hơi nước, bốc hơi chậm hơn khi sống môi trường nắng nên lưa ý tưới 2 – 3 lần/tuần.
Bón phân:
Nhu cầu dinh dưỡng của cây không nhiều vì có bộ rễ chùm xum xuê. Hàng tháng chỉ cần bón phân nhả chậm cho lá cây phát triển. Bón thêm phân trùn quế để tăng vi lượng cho sinh vật dưới đất bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển nhanh.
Nhân giống:
Cây không có hạt vì vật phương pháp nhân thường được chọn là giâm cành hay tách bụi. Cây thường được tách bụi từ những cây tốt, già cần tách nhánh cho cây phát triển nhiều hơn, bên cạnh đó tách cây từ những cây lớn giống cây sẽ khỏe và dễ chăm. Cây nên được giâm vào những ngày mát, không quá nóng cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển.
Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy
Comments