1. Cây hoa quỳnh có tên khoa học là Epiphyllum, thuộc họ Xương rồng – Cactaceae, xuất xứ từ Trung Mỹ. Trong tự nhiên, ở các khu rừng nhiệt đới cây quỳnh bám vào thân cây, chỉ sống dựa vòa chất mùn trên vỏ cây chứ không sống ký sinh.
- Hoa quỳnh có hai loại Nhật quỳnh và Dạ Quỳnh. Dạ quỳnh thường nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm.
Thuộc họ xương rồng nên cây quỳnh có hình dáng khá đặc trưng. Cây không có lá, Thân cây dài, uốn lượn, chia thành các thùy dẹp và rộng với độ dày khoảng 3-5mm, độ rộng 1-5cm.
- Hoa quỳnh cũng có hình dáng độc đáo khác biệt.Hoa quỳnh mọc ở kẽ của những vết khía trên thân. Hoa hình chuông, giống chiếc kèn với 3-5 lớp cánh mềm mỏng như lụa dù bề mặt phủ sáp xếp chồng lên nhau tạo hình viền váy ôm lấy nhị hoa nhiều lớp lộng lẫy. Hoa có nhiều màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, vàng, cam… với kích thước lớn đường kính đạt 8-20 cm.
- Các cánh hoa từ từ hé mở đến khi đạt được kích thước lớn nhất. Hoa quỳnh cũng có hương thơm dịu nhẹ, đặc biệt là dạ quỳnh làm thơm ngát cả không gian. Hoa dạ quỳnh chỉ nở trong một đêm , sáng hôm sau hoa đã tàn, còn nhật quỳnh nở đến 3-4 ngày mới tàn.
Cây quỳnh cũng có quả giống dạng quả thanh long, ăn được, nhưng kích thước nhỏ hơn chỉ khoảng 3-4 cm.
2. Cây Giao hay còn gọi là A giao, San hô xanh, Cây xương khô, Cành giao. Cây có tên khoa học là Euphorbia tirucalli. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Dược liệu được dùng để chữa các bệnh như hỗ trợ làm giảm cơn đau xương khớp và viêm xoang.
Cây giao có thân to, chiều cao từ 4 – 8m. Cành mọc nhiều, có xu hướng mọc vòng xung quanh thân, màu lục, ít lá hoặc không lá có hình dạng như cành san hô.
Lá cây ngắn, chiều dài khoảng 12 – 16mm, rộng 2mm, rụng sớm nên hiếm khi nhìn thấy lá của cây. Hoa nhỏ và thường mọc thành cụm. Quả nang, có lông phủ nhưng ít, hạt hình trái xoan và nhẵn.
3. Câu chuyện về hoa Quỳnh và cây Giao
- Chuyện kể rằng xưa kia trên cung đình có một nàng tiên nữ tên Ngọc Quỳnh, xinh đẹp tuyệt trần hầu cận bên Ngọc Hoàng cùng với tiên nam Ngọc Giao tài năng.
- Thời gian bên nhau khiến cho đôi tiên đồng ngọc nữ yêu nhau từ khi nào không hay. Nhưng chớ trêu thay, luật Trời không cho phép họ yêu nhau, chuyện đến tai Ngọc Hoàng và đôi uyên ương bị đày xuống hạ giới. Họ bị biến thành hai loài thực vật cùng họ với xương rồng.
- Tiên nữ bị biến thành loài cây có thân cũng là lá nhưng không có cành, ngược lại tiên nam trở thành loài cây có thân cũng như cành và không có lá.
Hai loài cây ấy ở cạnh nhau bổ trợ cho nhau tạo nên sự hài hòa âm dương. Người ta lấy tên của hai vị tiên ấy đặt cho loài cây mà họ bị biến thành để ghi nhớ về một tình yêu đẹp. Dù có bị biến thành gì thì họ vẫn bên nhau, nâng đỡ cho nhau. - Cũng vì lẽ ấy mà người xưa mỗi khi trồng quỳnh thường nhớ trồng thêm cành giao bên cạnh như để nhắc nhở về tình yêu thủy chung của đôi tiên đồng ngọc nữ. Người ta tin rằng ở bên giao, hoa quỳnh sẽ nở những bông hoa đẹp nhất, tinh khiết nhất như tình yêu trong sáng nàng Ngọc Quỳnh dành cho chàng Ngọc Giao. Còn bên quỳnh, giao sẽ mãi xanh một màu xanh không cần lá tựa như sự thủy chung của chàng Giao dành cho nàng tiên nữ Ngọc Quỳnh.
- Quỳnh luôn khoe sắc về đêm, mà mấy ai có thể chờ đến thời khắc ấy.
Cách trồng cây hoa quỳnh luôn tươi tốt
Chọn giống: Như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.
Cách trồng: Đầu tiên, vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầy, còn cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mớị (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm)
Bỏ cây quỳnh vào chậu cho đất vào, ấn nhẹ cho chắt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài nãm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm (tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh).
Không nên thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được. Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa.
Chăm sóc hoa quỳnh đúng cách để cây ra nhiều và bền hoa
Phân bón
Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón: Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom. Mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).
Cách chăm sóc
- Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng. Có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.
- Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Vì vậy, luôn cần để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước.
Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tưới. Không nên tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non và không có hoa. Cần lưu ý không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 30cm. Vì quá nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.
Lợi ích và ứng dụng cây hoa quỳnh
- Hoa quỳnh đẹp nhưng sớm nở, chóng tàn, từ đặc tính đó loài hoa này được tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi. Sự mong manh, thanh khiết của hoa còn tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, e ấp của người thiếu nữ.
- Trong tự nhiên, cây hoa quỳnh thường được trồng với cành giao – loài cây có lá thoái hóa rụng hết chỉ trơ lại cành. Quỳnh trĩu xuống, cần nơi gác dựa, trồng cạnh giao trông như chỉ có lá như cần nâng niu. Hai loại cây này như hỗ trợ, bổ sung, âm dương hòa hợp trở thành biểu tượng của tình yêu đẹp. Bên cạnh đó khi trồng quỳnh bên giao thì hoa nở sẽ đẹp, rộ với hương thơm nồng nàn hơn.
- Cây quỳnh thường được trồng chậu trưng ở ban công cho rủ xuống hoặc để trên giá kệ trưng ở phòng khách hoặc trồng quỳnh cho leo dựa bám vào vật liệu, trồng chậu treo buông rủ trưng hiên nhà.
- Ngắm quỳnh nở là thú vui tao nhã, giảm stress. Ngày xưa,vào đêm trăng thanh, mỗi dịp hoa sắp nở các cụ thuộc bậc vương giả thường gọi bạn thân đến chơi nhà, pha trà thơm nghi ngút khói, ngắm hoa nở và hàn huyên chờ đợi hoa khai, nhụy nở, cùng hương thơm dịu dàng. Đó là cách thưởng thức cuộc sống thanh tao.
Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy
Comentarios