Tên thường gọi
Cây Ô môi còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Bọ cạp nước, Cây cốt khí, Cây quả canhkina
Tên tiếng Anh
Cassia grandis L.F là tên tiếng anh của cây Ô môi
Tên khoa học
Cassia grandis L.F cũng là tên khoa học của cây ô môi
Kích thước tối đa
Cây Ô môi cao khoảng 10 – 20 m, lá dài 7–12 cm, rộng 4–8 cm. Cánh hoa ô môi dài khoản 2cm, quả trụ dẹt dài 40–60 cm, đường kính 3–4 cm
Nguồn gốc - Xuất xứ
Cây ô môi có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ
Đặc điểm nhận dạng
Cây ô môi là loại cây thân gỗ trung bình phân cành lớn, với các cành mọc ngang thẳng được bọc bởi lớp vỏ nhẵn
Lá kép lông chim với tầm 8 – 20 đôi lá phụ dạng thuôn dài và chúng tròn cả hai đầu có phủ lông mịn, mỗi lá đều có gân rõ
Cụm hoa ô môi nở rộ khi lá rụng, và chúng thuộc dạng chùm dài với hoa lớn, xếp thưa, thõng xuống trông rất đẹp.
Quả dài cong như lưỡi liềm rất cứng và sần sùi, nham nhám và mỗi quả thường có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt. Quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt.
Màu sắc
Những cành non của cây ô môi có lông màu rỉ sắt, cành già thì sẽ có màu nâu đen. Lá có màu xanh bóng, hoa thì mọc thành từng chùm màu đỏ. Quả ô môi khi còn non có màu xanh còn đến khi già thì có màu nâu đen. Hat ô môi có màu vàng
Đặc điểm - Đặc tính chung
Hoa thường nở vào tháng 2 – 3 hàng năm và nó cũng là thời gian cây rụng lá. Mùa quả ô môi rơi vào khoảng tháng 5 – 10.
Ý nghĩa - Công dụng
Lá ô môi tươi đem giã nát, xát vào những vết hắc lào, lở ngứa, có thể chữa khỏi. Còn không chúng ta có thể dùng lá ô môi sắc nước để uống giúp chữa đau lưng, nhức mỏi
Hoa ô môi rất đẹp, nên chúng thường được trồng để giúp cảnh quan được thêm đẹp và rực rỡ một khung trời
Quả ô môi là món ăn yêu thích nhiều người hoặc có thể đêm ngâm rượu làm thuốc có tác dụng giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương, nhức mỏi.
Hạt ô môi có thể đem ngâm nước nóng tới khi lớp vỏ cứng bong ra, thì chúng ta lấy phần nhân bên trong, đem nấu với nước đường có thể cho vào chè ăn rất ngon lại nhiều chất dinh dưỡng.
Và phần cơm của quả ô môi là bào thuốc giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng cực kỳ hiệu quả
Nhân giống - Ươm mầm
Ô môi là cây trồng được nhân giống bằng cách ươm hạt
Khu vực phân bố
Cây ô môi thường được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung và miền nam của nước ta
Các bệnh tật thường gặp
Ô môi là cây trồng sinh trưởng phát triển rất tốt do đó thường rất ít sâu bênh gây hại. Nhưng chúng ta cũng cần quan sát để biết là cây trồng có bị một số sâu bệnh gây hại gì không để kịp thời phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt tránh ảnh hưởng đến sự xanh tốt của cây
Cách trồng và chăm sóc
Ô môi là cây trồng tương đối dễ, chúng có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng để cây phát triển tốt nhất thì chúng ta nên trồng trên đất giàu dinh dưỡng cũng như thoát nước tốt
Cây ưa sáng nên cần trồng nơi không bị bóng râm để chúng luôn xanh tốt cũng như phát triển nhanh nhất
Tưới nước đều đặn cho cây để chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng đầy đủ khi còn nhỏ. Lúc cây lớn thì nhờ rễ đâm sâu nên cây có thể tự tìm nguồn nước trong tự nhiên mà không cần tưới thường xuyên. Nếu thời gian nắng nóng kéo dài thì có thể tưới thêm nước cho cây
Bón phân định kỳ, đặc biệt trước những thời điểm cho hoa, đậu quả để cây luôn có sức cho hoa và quả nhiều cũng như đẹp hơn.
Nguồn : internet / Tổng hợp : KTS.Phạm Duy
Comments